Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý liên quan tới xương khớp rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của quá trình thoái hóa khi có tuổi, chấn thương, hoặc sai tư thế trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như đau đớn, hạn chế vận động, liệt chi.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống nhé.

Điều chỉnh sinh hoạt để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

- Đứng: Khi đứng cần thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể đều dồn lên 2 chân, không ưỡn bụng cũng như thắt lưng, cần giữ đường cong tự nhiên cho cột sống. Không nên đứng ở những tư thế mà cố làm cho thân hình dài ra, điển hình là thường xuyên sử dụng giày hoặc guốc cao gót. Chị em phụ nữ trong thai kì, khi thai nhi phát triển lớn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đai đỡ bụng.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

- Ngồi: Ngồi nhiều thường dẫn tới sai tư thế. Do đó, các bạn nên chọn ghế có chiều cao phù hợp và để 2 bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân – khớp gối – khớp háng vuông góc, lưng thẳng và tựa đều vào thành ghế ở phía sau, để trọng lượng cơ thể dồn lên 2 bên mông và chân. Có thể sử dụng 1 chiếc gối mềm và mỏng để kê ở phần thắt lưng để giữ đường cong bình thường cho đoạn này. Nếu thường xuyên làm việc với máy tính các bạn cũng nên đứng dậy vận động 5 – 10 phút sau mỗi 1 – 2h làm việc liên tục.

- Bê hoặc nâng đồ vật lên: Khi muốn nhấc hoặc bê vật nặng từ dưới đất lên thì các bạn cần lưu ý đến tư thế của cột sống cũng như thân mình, khoảng cách giữa vật với cơ thể để có sự phối hợp nhịp nhàng. Cụ thể: Hai bàn chân cách nhau đủ rộng để tạo chân đế vững chắc; Ngồi xổm xuống, gấp khớp gối và khớp háng nhưng không uốn cột sống; Bê vật vào sát bụng, cơ bụng căng ra; Từ từ nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy (sử dụng lực của chân, đùi), nhưng không sử dụng cơ thắt lưng để nâng đồ vật; Giữ cho cột sống không vặn xoắn; Độ ưỡn của thắt lưng ở mức bình thường.

- Di chuyển vật nặng: Khi cần di chuyển một vật sang vị trí khác các bạn cũng cần chú ý tư thế chuẩn. Sau khi nhấc đồ vật lên theo hướng dẫn bên trên thì các bạn thực hiện di chuyển như sau: Ôm chắc vật cần mang đi bằng 2 tay; Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang với ngực – thắt lưng; Giữ cột sống thẳng, đoạn thắt lưng ưỡn bình thường, sau đó từ từ bước đi.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

- Lấy đồ vật ở trên cao: Khi cần lấy đồ vật từ trên cao xuống thì các bạn cần sử dụng bục, ghế hoặc thang để đủ chiều cao, không nên cố với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân. Thu xếp đồ đạc xung quanh cho đủ rộng để không phải với lấy đồ qua bàn, tủ… trong những tư thế không thoải mái.

- Kéo hoặc đẩy đồ vật đi: Nếu có thể thì chúng ta nên ưu tiên cho đẩy hơn là kéo đồ vật, nhất là với những vật có kích thước lớn và nặng. Khi thực hiện thì 2 chân cũng cách nhau một khoảng đủ rộng để tạo thế vững chắc, hai gối hơi gấp, kéo hoặc đẩy trọng lượng cơ thể trên 2 chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó, không cố gắng dùng cơ bụng khi đẩy hoặc kéo đồng thời giữ độ ưỡn của thắt lưng ở mức bình thường.

Duy trì cân năng hợp lý

Tình trạng thừa cân, béo phì gây ra áp lực lớn lên toàn hệ thông xương khớp, đặc biệt là cột sống và hai chân. Việc duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý do đó rất quan trọng. 

Các bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Ăn đủ chất, tăng cường rau củ quả, thay thế chất béo xấu bằng các chất béo tốt có nguồn gốc thực vật hoặc cá.

Ngoài ra, nên bổ sung thêm canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ loãng xương.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Tập luyện thể dục

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn rất tốt cho hệ thống xương khớp. Ngoài ra còn giúp tăng cường cơ bắp, dây chằng dẻo dai để hỗ trợ tốt cho xương.

Các bạn nên chọn cho mình một môn thể thao yêu thích và bắt tay vào luyện tập thường xuyên, đặc biệt là các bài tập có tác động tới cơ lưng, cơ bụng, lưng và cổ.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Ngoài sinh hoạt đúng, ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên thì nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Nó tạo điều kiện để cơ thể phục hồi. Các bạn nên thu xếp để ngủ đủ giấc, có được chất lượng giấc ngủ tốt. Ngoài ra nên thường xuyên massage cơ thể hoặc sử dụng ghế massage để mang tới sự thư giãn cả về thể chất cũng như tinh thần.

Trên đây là một số chia sẻ về Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc bản thân tốt nhất nhé !

Bài viết liên quan

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. ...

7 biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm được hiểu là tình trạng nhân nhày của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí tự nhiên ban đầu, gây chèn ép lên ...

Phân loại thoát vị đĩa đệm

Cột sống gồm các đốt sống xếp chồng lên nhau, ở giữa là các đĩa đệm có vai trò như một lò xo giảm chấn. Bên ngoài đĩa ...

Triệu chứng và biến chứng của bệnh thoát vị ...

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...