Bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khá phổ biến, đây là bệnh mãn tính và có tiến triển chậm. Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người cao tuổi, những người làm các công việc thường xuyên vận động mạnh gây ảnh hưởng đến sụn khớp ở đốt sống cổ hoặc người có tính chất công việc ngồi lâu như dân văn phòng.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ ở dân công sở
Đa phần những người bị thoái hóa đốt sống cổ là do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, do ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Do hoạt động sai tư thế và ít vận động
Những người làm việc văn phòng, với 8 tiếng mỗi ngày và thường lặp lại các thói quen xấu trong thời gian dàiđã gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, nhất là xảy ra ở những người làm việc nới công sở, văn phòng.
Một số thói quen không tốt cho sức khỏe của dân công sở, đó là:
- Ngồi quá thấp so với bàn làm việc
- Tay đặt trên bàn làm việc hoặc đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp
- Tư thế đầu cúi xuống hay ngẩng lên khi tập trung vào màn hình máy tính,…
Những thói quen này khiến vùng cổ không được hoạt động nhiều, theo thời gian lâu dần sẽ gây mỏi vùng vai, cứng gáy, cứng cổ.
Giờ nghỉ thường xuyên ngủ gục trên bàn làm việc hoặc ngủ ngửa đầu ra ghế,… đây là những tư thế có thể làm thay đổi cấu trúc đốt sống cổ, lâu dần sẽ làm bào mòn các tế bào sụn, thay đổi cấu trúc khớp gây thoái hóa đốt sống cổ.
Phụ nữ văn phòng thường có thói quen khoác túi nặng trên vai cũng là yếu tố làm tăng áp lực cho cột sống, đặc biệt là vùng cổ vai gáy.
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Dân văn phòng thường có tình trạng hay bỏ bữa sáng, bữa trưa ăn vội vàng, thậm chí chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, khiến hàm lượng khoáng chất như canxi, magie, các vitamin nhóm B, D… bị thiếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sụn khớp. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến sụn khớp ở cột sống cổ bị lão hóa.
Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Yếu tố tuổi tác: Những người cao tuổi thường có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt, những người ở tuổi trung niên từ 40 - 50 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới tình trạng máu kém.
- Yếu tố nghề nghiệp: Những người làm các công việc ở tư thế cúi, phải cử động nhiều ở vùng đầu cổ. Người làm việc với cường độ lao động cao. Những người làm việc văn phòng: Đây là nhóm người có tính chất công việc thường phải ngồi một chỗ, ít vận động và hầu như không có thời gian nghỉ ngơi.
- Trường hợp bị chấn thương cổ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Yếu tố di truyền: Những người mà trong gia đình có người thân từng bị thoái hóa đốt sống cổ thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Do hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đau vai cổ gáy.
Ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ cho dân công sở
Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, chúng ta cần lưu ý:
- Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.
- Khi làm việc và vận động cần chú ý đúng tư thế, nhất là những người làm các công việc có tính chất lặp đi lặp lại cần có thời gian nghỉ ngơi giữa các lần thực hiện công việc.
- Ngồi làm việc với máy tính cần chú ý độ cao của ghế và vị trí để tay trên bàn sao cho phù hợp. Không ngồi làm việc quá lâu một chỗ mà hãy đứng dậy đi lại để cơ thể được thư giãn. Khi cảm thấy mỏi người, không nên vặn bẻ cổ đột ngột để tránh những tác động có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
- Giờ nghỉ trưa, tránh ngủ sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cấu trúc khớp và dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.
- Thay đổi thói quen đeo túi nặng trên vai để tránh gây áp lực cho cột sống, đặc biệt là vùng vai gáy.
- Làm việc nơi văn phòng, khi ngủ trưa tại chỗ nên dùng gối tựa cổ và lưng để luôn đảm bảo cổ được nâng đỡ.
- Hãy thực hiện các động tác vươn vai, massage cổ nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho cột sống. Ngoài việc tự massage các bạn có thể nhờ đồng nghiệp. Trường hợp chỗ làm được đầu tư một ghế massage văn phòng thì rất lý tưởng. Nếu không các bạn có thể sử dụng các máy massage loại nhỏ, tiện mang theo bên người.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn uống đầy đủ chất, không bỏ bữa sáng, bữa trưa ăn đúng giờ. Bổ sung thêm các thực phẩm chứa Chondroitin Sulfate để giúp ngăn ngừa quá trình bào mòn sụn, tái tạo lại cấu trúc khớp. Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, hạn chế uống rượu bia,...
- Tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
- Tăng cường vận động và luyện tập thể dục thể thao.