Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng, nhất là bệnh tiểu đường tuype 2. Theo kết quả của một số nghiên cứu thì phụ nữ là nhóm đối tượng thường gặp các vấn đề về giấc ngủ mãn tính, từ đó tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuype 2 cao hơn nam giới.
Mất ngủ thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ tiểu đường tuype 2
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trường hợp phụ nữ khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày hoặc có các biểu hiện như thường xuyên ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuype 2. Trong đó, những phụ nữ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuype 2 cao hơn 45%.
Các nhà khoa học cũng đã đưa ra phân tích giấc ngủ gây ảnh hưởng lớn tới nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy, khi giấc ngủ bị gián đoạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuype 2. Chính giấc ngủ kém chất lượng đã ảnh hưởng đến nhịp sinh học do các hormone điều chỉnh, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự trao đổi chất, cũng như việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra béo phì và bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những người bị trầm cảm, bị căng thẳng do công việc hoặc trường hợp bị béo phì cũng sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn những người bình thường.
Đặc biệt, ngày nay khi xã hội phát triển với những guồng quay vội vã của cuộc sống, tình trạng phụ nữ mắc bệnh mất ngủ mãn tính càng trở nên phổ biến. Nhiều người liên tục xem Tivi, sử dụng điện thoại thông minh hoặc ngồi trước máy tính trong thời gian dài khiến giấc ngủ càng ngắn.
Khi phụ nữ gặp tình trạng mất ngủ mãn tính sẽ làm thay đổi quá trình sinh lý bình thường và làm tăng lượng đường trong máu. Trong đó phải kể đến các loại hormone như glucagon, epinephrine, hormone tăng trưởng và cortisol. Những loại hormone này hoạt động song song với insulin, ảnh hưởng trực tiếp tới việc điều tiết lượng đường và trở thành một trong các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, bệnh béo phì.
Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng tới bệnh béo phì
Hiện nay, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều, trong đó phần lớn là bệnh tiểu đường tuype 2. Những trường hợp bị tiểu đường, các tế bào trong cơ thể sẽ kháng insulin khiến cho tuyến tụy phải nỗ lực tạo ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể cần. Lâu dần, khi tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh tiểu đường.
Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh tiểu đường và béo phì:
- Cuộc sống phát triển hiện đại, con người có xu hướng ngủ muộn hơn, thay vào đó là dành thời gian để sử dụng các thiết bị điện tử.
- Ít vận động hơn.
- Không thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên...
Tất cả những yếu tố này đã làm thay đổi các tín hiệu não nhận được và nó có thể góp phần làm gián đoạn giấc ngủ kể cả về thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Điều này là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường.
Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuype 2 chính là bệnh béo phì. Song đây là yếu tố có thể thay đổi được, chẳng hạn như cải thiện tình trạng mất ngủ sẽ dễ dàng hơn so với việc giảm cân.
Lời khuyên để cải thiện giấc ngủ ngon hơn
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bước đầu tiên chính là ưu tiên nó, đây là điều cần thiết để có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.
Một số lời khuyên từ chuyên gia giúp có được giấc ngủ ngon hơn:
- Hãy di chuyển nhiều hơn: Tăng cường vận động và tập luyện thể dục thể thao, điều này khôn chỉ nhằm mục đích giảm cân mà nó còn giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Hãy dành ra ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần để thực hiện các hoạt động thể chất sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích bất ngờ.
- Cố gắng tôn trọng nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể: Việc thực hiện theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể là rất quan trọng, chẳng hạn nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và thức dậy sớm vào buổi sáng, lưu ý cố gắng thư giãn một giờ trước khi ngủ để có được sức khỏe tốt nhất.
- Loại bỏ những điều ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giấc ngủ: Tránh xa điện thoại di động và tivi trong phòng ngủ… vì đây là những yếu tố làm phân tán giấc ngủ.
- Ăn uống phù hợp: Không ăn vào thời điểm ngay khi đi ngủ, tốt nhất nên ăn bữa ăn cách khi ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ để cơ thể có thời gian thư giãn và cơ quan tiêu hóa không phải làm việc vất vả. Ngoài ra, cũng tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo trước khi đi ngủ để không bị khó tiêu.
- Lưu ý lượng chất lỏng đưa vào cơ thể: Cơ thể rất cần bổ sung nước, tuy nhiên cần lưu ý không uống quá nhiều trước khi đi ngủ.
- Áp dung massage trị liệu: Liệu pháp massage nhẹ nhàng hoặc sử dụng ghế massage có tác dụng thả lỏng cơ thể, thư giãn tinh thần, giúp cho người được massage dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn !