Khi bị chấn thương khớp gối, vỡ xương bánh chè (hay còn gọi là mâm chày), để điều trị phục hồi chức năng của khớp gối sẽ tùy theo phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật, giúp người bệnh vận động và trở lại hoạt động bình thường.
Nguyên tắc điều trị phục hồi chức năng cho người bị chấn thương vỡ xương bánh chè là kết hợp vật lý trị liệu với các bài tập phục hồi chức năng. Nguyên tác này nhằm tăng tầm vận động khớp gối, tăng sức mạnh cơ, đồng thời giúp giảm nguy cơ cứng dính khớp gối. Kết hợp điều trị giúp người bệnh sớm trở lại các vận động, sinh hoạt hàng ngày và có thể trở lại chơi thể thao bình thường.
Các phương thức vật lý trị liệu
- Trị liệu bằng nhiệt
- Sử dụng tia hồng ngoại, Parafin: có tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn, giúp giảm đau vàđem lại sự thuận cho các bài tập.
- Phương pháp chườm lạnh: sử dụng trong giai đoạn khớp gối bị sưng nóng và sau tập.
- Dùng sóng ngắn trị liệu: mang lại tác dụng chống viêm, giảm phù nề, đồng thời giúp kích thích tái tạo lại các tổ chức bị tổn thương.
- Điện xung trị liệu: làm giãn cơ giảm đau, gia tăng tuần hoàn, giúp ức chế truyền dẫn các cơn đau
- Siêu âm trị liệu: Chống viêm gân, viêm cân cơ, viêm bao hoạt dịch... gia tăng tuần hoàn; chống xơ dính, cốt hóa mô mềm; thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương xương và tổn thương dây chằng...
Tập phục hồi chức năng
Mục đích tập phục hồi chức năng là để:
- Lấy lại tầm vận động cho khớp gối
- Kiểm soát được các cơn đau, giảm phù nề
- Kiểm soát có lực cơ tứ đầu đùi
- Phục hồi chức năng sau khi điều trị bảo tồn và sau mổ buộc vòng chỉ thép có bó bột tăng cường
Giai đoạn khớp gối bất động
- Tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột: tập ít nhất 10 lần/ ngàyvà mỗi lần tập khoảng 10 giây, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi.
- Tập chủ động các khớp tự do như: khớp háng, khớp cổ chân.
- Khi bột đã khô, người bệnh cần đứng dậy và tập đi với nạng, hãy để một phần chân bị bệnh chịu trọng lượng cơ thể.
Giai đoạn sau bất động
- Cần di động xương bánh chè, kết hợp xoa bóp nhằm mục đích chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xương bánh chè và khớp gối.
- Tăng tầm vận động cho khớp gối với kỹ thuật giữ nghỉ và kỹ thuật trợ giúp.
- Người bệnh luyện tập duỗi khớp gối hoàn toàn
- Tập gấp gối theo cường độ tăng dần, những ngày đầu tiên có thể tập vận động từ 0 độ đến 30 độ. Sau đó tập tăng dần tới khi đạt được tầm vận động gấp 90 độ sau 6 tuần luyện tập.
- Sau 12 tuần, người bệnh cần lấy lại hoàn toàn tầm vận động khớp gối
- Sau 6 thángtrở lại các hoạt động bình thường.
* Phục hồi chức năng dành cho các phẫu thuật khác không cần bó bột:
Giai đoạn I: Sau khi phẫu thuật từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 14
- Chườm lạnh khớp gối mỗi lần 20 phút và cách nhau 2 tiếng.
- Tập toàn bộ chân phẫu thuật, tậpduỗi khớp gối, co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi.
- Trong những ngày đầu,tập vận động thụ động khớp gối từ 0 độ đến 30 độ, tập tăng dần và đạt gấp gối 90 độ sau 2 tuần.
- Tập vận động cho khớp háng và cổ chân bị bệnh.
- Dùng băng chun để ép cố định khớp gối, khi di chuyển, người bệnh có thể sử dụng nạng nách và để một phần trọng lượng lên chân phẫu thuật.
Giai đoạn II: Từ 02 tuần đến 06 tuần sau phẫu thuật
- Tập để khớp gối có thể duỗi tối đa.
- Tập gấp khớp gối theo cường độ tăng dần, sao cho tới tuần thứ 6 khớp gối lấy lại được hết tầm vận động.
- Tiếp tục để chân phẫu thuật chịu trọng lượng và bỏ nạng sau 4 tuần.
- Sử dụng chun, tạ, bao cát hoặc dụng cụ tập khớp gối chuyên dụng… để tập gia tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi.
- Tập xuống tấn, đạp xe đạp, tập bơi…
- Người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường sau 6 tháng.
Theo dõi và tái khám
- Lần đầu: Tái khám sau phẫu thuật 2 tuần.
- Các lần tiếp theo: cách 1 tháng, đến 6 tháng sau phẫu thuật.
Các bạn có có thể áp dụng massage trị liệu để giảm đau. Bên cạnh đó việc sử dụng ghế massage hồng ngoại cũng rất tốt.
Trên các ghế massage hiện đại được trang bị bị chế độ nhiệt hồng ngoại ở lưng eo và chân, các bạn có thể sử dụng để chăm sóc cơ thể, giúp vết thương mau bình phục hơn.
Một số máy massage cũng được trang bị chế độ nhiệt nóng hồng ngoại, các bạn có thể lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.