Cột sống bị dị tật vẹo bẩm sinh sẽ rất nguy hiểm, đây là dị tật gây ảnh hưởng nặng nề tới các bộ phận khác quanh nó. Mặc dù vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra ngay khi trẻ chào đời, song nhiều trường hợp, dị tật này không được phát hiện kịp thời mà phải mãi tới khi trẻ đến tuổi vị thành niên thì dị tật mới được phát hiện.
Thế nào là dị tật vẹo cột sống bẩm sinh?
Dị tật cong vẹo cột sống bẩm sinh là độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống bị khiếm khuyết ngay từ khi trẻ mới sinh. Theo số liệu thống kê cứ 10.000 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh.
Khi trẻ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh có thể sẽ mắc kèm các dị tật khác ở thận hoặc bàng quang.
Nguyên nhân vẹo cột sống bẩm sinh
Vẹo cột sống bẩm sinh là dạng bệnh không thể phòng ngừa được và cũng khó khăn trong việc chữa trị. Sự rối lọan ngay từ quá trình phát triển và hình thành cột sống trong thời kỳ bào thai là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống bẩm sinh. Thêm một nguyên nhân nữa đó là yếu tố di truyền.
Dị tật cong vẹo cột sống bẩm sinh sẽdiễn tiến nhanh hơn ở độ tuổi trẻ dậy thì. Cong vẹo nhẹ là khi góc vẹo dưới 20 độ, giai đoạn này người bệnh chỉ cần tập thể dục và giữ cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng. Người bệnh sẽ phải nẹp chỉnh khi góc vẹo lên tới 25-39 độ. Nếu vẹo nặng trên 40 độ thì cần phải phẫu thuật chỉnh hình.
Cong vẹo cột sống không gây ra các cơn đau vì thế triệu chứng bệnh thường bị người bệnh bỏ qua. Biểu hiện rõ nhất khi cột sống bị cong vẹo đó là hai khối cơ dọc hai bên cột sống không đều nhau, nếu để tình trạng vai lệch thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh vẹo cột sống bẩm sinh
- Bác sĩ thăm khám
- Trẻ sẽ cúi người cong về phía trước để bác sĩ quan sát từ phía sau, kiểm tra những bất thường nơi cột sống của trẻ.
- Trẻ được hướng dẫn đứng thẳng để bác sĩ sẽ kiểm tra sự cân bằng của vai và hông của trẻ, đầu của trẻ có ở cân bằng chính giữa không, đồng thời bác sĩ sẽ kiểm tra sự chuyển động cột sống của trẻ theo các hướng.
- Bác sĩ cũng kiểm tra sức mạnh cơ chân và các phản xạ ở bụng và chân của trẻ để loại trừ vấn đề về tủy sống hoặc thần kinh.
- Làm xét nghiệm
Tiến hành các xét nghiệm hình ảnh để phát hiện chứng vẹo cột sống bẩm sinh.
- Chụp X-quang cột sống của trẻ từ hai phía trước và sau để xác định sự bất thường của đường cong. Nếu trẻ được chẩn đoán vẹo cột sống bẩm sinh, bước tiếp theo trẻ sẽ được bác sĩ chuyên phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ em thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh kỹ hơn.
- Chụp CT cắt lớp: Phương pháp này sẽ cho hình ảnh chi tiết hơn về hình dạng, kích thước và các vị trí đốt sống của trẻ. Hình ảnh các đốt sống của trẻ sẽ rõ nét hơn qua hình ảnh 3D chụp CT.
- Siêu âm để phát hiện các bất thường nơi cột sống của trẻ
- Thực hiện chụp cộng hưởng từ: phương pháp này giúp đánh giá chính xác nhất tình trạng các mô mềm, kiểm tra sự bất thường của tủy sống ở trẻ.
Dị tật vẹo cột sống bẩm sinh để lại di chứng gì?
Thông thường, các trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh nếu không nặng thì không bị biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên những trường hợp cong vẹo nặng ngay từ khi trẻ mới sinh ra và có tiến triển theo thời gian thì nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng:
- Ảnh hưởng tới dáng đi: Cong vẹo cột sống khiến dáng đi rất xấu, bị biến dạng và xô lệch.
- Bệnh gây ra các cơn đau lưng và có thể bị viêm đốt sống
- Hầu hết những người bị lệch vẹo cột sống bẩm sinh đều bị đau ở các đốt sống, trường hợp nặng sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Cong vẹo dễ gây ra các bệnh lý cho cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
- Lồng ngực của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, chèn ép và gây hại cho tim phổi gây tình trạng khó thở, thậm chí ngạt thở.
Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống bẩm sinh
Để điều trị chứng cong vẹo cột sống bẩm sinh ở trẻ, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá và phân loại các bất thường cũng như độ nghiêm trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tối ưu nhất cho trẻ.
- Phương pháp điều trị không phẫu thuật
- Theo dõi những thay đổi nơi cột sống của trẻ để đảm bảo rằng đường cong cột sống không trở nên nặng hơn. Mặc dù không phải mọi trường hợp, cột sống của trẻ bị cong vẹo bẩm sinh đều diễn tiến xấu đi, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh sẽ nặng theo sự phát triển cơ thể của trẻ.
- Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang định kỳ 6 tháng tới 12 tháng chụp một lần để theo dõi tình trạng bệnh của trẻ.
- Các hoạt động thể chất, tham gia các môn thể thao trẻ yêu thích sẽ không ảnh hưởng xấu tới đường cong cột sống.
- Nẹp lưng: thông thường thì phương pháp này không hiệu quả trong việc điều trị cong vẹo cột sống bẩm sinh song nó giúp hạn chế sự phát triển của đường cong.
- Phương pháp điều trị phẫu thuật
Trường hợp trẻ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật:
- Qua hình ảnh chụp phim X-quang cho thấy đường cong cột sống của trẻ tăng đáng kể trong quá trình theo dõi bệnh.
- Ngay lần đầu thăm khám, đường cong vẹo đã nghiêm trọng.
- Cột sống và thân hình của trẻ bị biến dạng nhiều.
- Trong tủy sống có dấu hiệu bất thường.
- Lựa chọn phương pháp phẫu thuật
- Hàn liên đốt sống: dùng dụng cụ kim loại tạo thành khối xương vững chắc để kết hợp các đốt sống cong lại với nhau. Phương pháp này giúp ngăn cản sự phát triển của các đốt sống cong vẹo.
- Cắt bỏ đốt sống bị tật khuyết nửa đốt sống
- Đặt dụng cụ giúp thay đổi chiều dài cột sống: Dùng thanh dụng cụ cố định cột sống của trẻ, phương pháp này được tiến hành lặp lại cứ 6 – 8 tháng thực hiện một lần giúp cột sống của trẻ tiếp tục phát triển đồng thời sửa chữa đường cong của cột sống.
- Phục hồi chức năng để trẻ trở lại cuộc sống bình thường sau khi phẫu thuật và có chất lượng cuộc sống tốt.
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống các bạn có thể sử dụng liệu pháp massage, nhất là ghế massage toàn thân. Trên các ghế massage công nghệ 3D, 4D hệ thống con lăn có thể di chuyển linh hoạt và massage cho từng đốt sống, căn chỉnh một cách tự nhiên.
Trên đây là một số chia sẻ về Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống bẩm sinh từ Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến các bệnh xương khớp, massage trị liệu, ghế massage… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!