Đau cách hồi được hiểu là hiện tượng bị đau một nhóm cơ, thường gặp nhất là ở cơ cẳng chân, hông hoặc mông. Nó xuất hiện khi chúng ta gắng sức, khi đi lại và thuyên giảm khi nghỉ. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau cách hồi thường gặp nhất là bệnh động mạch ngoại biên do vữa xơ động mạch. Nếu tắc hẹp trầm trọng có thể dẫn đến việc người bệnh phải cắt bỏ chi.
Nhìn chung mức độ đau và cảm giác khó chịu cách hồi của từng đối tượng bệnh lý không giống nhau. Có người đau ít, người đau nhiều, có người chỉ thấy cảm giác chân mỏi nhiều hơn khi đi một quãng đường ngắn. Người bệnh có thể bị đau ở hông, đùi, cẳng chân, bàn chân... Đau riêng rẽ hoặc phối hợp tùy theo vị trí của động mạch bị hẹp. Nếu lòng mạch bị hẹp nhiều và mạch máu tham gia vào quá trình cấp máu cho phần sau của động mạch bị hẹp ít (hoặc không có) thì người bệnh thậm chí còn đau cả khi nghỉ ngơi.
Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin về phương pháp điều trị và phòng ngừa đau cách hồi.
Phương pháp điều trị đau cách hồi
Điều trị đau cách hồi bằng thuốc
Người bị đau cách hồi có thể được bác sĩ kê thuốc để giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Trong trường hợp tuần hoàn máu bị giảm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện tiểu phẫu nong mạch nhằm mục đích mở rộng động mạch tắc nghẽn.
Trường hợp bệnh nhân bị đau dữ dội, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, đồng thời trên da người bệnh có vết loét không lành thì có thể cần phải thực hiện phẫu thuật.
Thay đổi lối sống phù hợp
Người bệnh cần nên dựng cho mình chế độ sinh hoạt phù hợp bằng cách:
- Hạn chế vận động mạnh;
- Cần tránh các hoạt động có thể gây tổn thương cẳng chân, bàn chân;
- Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, tránh thừa cân, béo phì;
- Kiểm soát các bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp, cholesterol máu;
- Không hút thuốc lá;
- Thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng quá trình lưu thông máu;
- Khi ngủ hãy nâng đầu cao khoảng 10 - 15cm so với chân để tim cao hơn cẳng chân sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông tới các chi;
- Chế độ ăn uống cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe.
Phòng tránh nguy cơ đau cách hồi
Lưu ý chế độ ăn uống khoa học
- Nên ăn:
Thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành như đậu phụ;
Ăn nhiều cá vì trong mỡ cá có nhiều chất béo omega – 3 sẽ rất tốt cho thành động mạch;
Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Chế độ ăn có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch chân.
- Một số thức ăn nên hạn chế hoặc cần tránh:
Hạn chế ăn mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà…nên thay thế vào đó là dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng;
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ vì trong thịt này chứa nhiều cholesterol;
Hạn chế ăn trứng và tôm;
Tránh ăn các loại dầu dừa vì loại dầu này chứa nhiều acid béo bão hòa dễ gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch;
Không nên ăn nội tạng động vật.
Sinh hoạt lành mạnh và phù hợp
Tăng cường vận động cơ thể tùy theo sức khỏe của mình có thể làm tăng lượng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp.
Có thể tập các bài tập như: Tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, …
Tránh căng thẳng, luôn giữ tinh thần vui tươi lành mạnh.
Áp dụng massage trị liệu: Massage giúp giảm đau, thư giãn và cải thiện tâm trạng tích cực. Các bạn nên trang bị ghế massage để tiện chăm sóc sức khỏe hàng ngày.