Thoái hóa khớp gối là bênh thường mắc của người già. Tuy nhiên do yếu tố di truyền, do chấn thương thậm chí do thừa cân… mà người trẻ cũng có thể bị thoái hóa khớp gối.
Thế nào là thoái hóa khớp gối
Đây là một căn bệnh thường gặp ở người già khi bị triệu chứng đau khớp khiến vận động khó khăn trong việc đi lại. Thoái hóa khớp gối là hệ quả của lớp sụn và xương dưới sụn bị hủy hoại do mất cân bằng sinh học và cơ học.
Người bị thoái hóa khớp gối do bị tổn thương lớp sụn ở xương đùi và đĩa đệm dẫn đến giảm khả năng bôi trơn, làm cho khớp gối bị đau khi vận động.
Lứa tuổi nào dễ mắc thoái hóa khớp gối
Mặc dù những người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp gối, song những người trên 45 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả và tỷ lệ phụ nữ sẽ bị thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
- Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do tuổi tác. Hầu như tất cả người cao tuổi đều bị thoái hóa khớp gối.
- Trọng lượng cơ thể tạo áp lực cho các khớp, đặc biệt ảnh hưởng tới khớp gối.
- Do di truyền.
- Yếu tố giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở dễ mắc bệnh hơn nam giới.
- Do chấn thương.
- Yếu tố nghề nghiệp: Các vận động viên điền kinh, cầu thủ đá bóng,…là những người có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao.
- Các bệnh khác ảnh hưởng, gây thoái hóa khớp gối: bệnh viêm khớp dạng thấp, người mắc rối loạn chuyển hóa…
Biểu hiện của thoái hóa khớp gối
- Gặp cơn đau mỗi khi vận động.
- Sưng khớp
- Cảm thấy ấm trong khớp
- Khớp gối cứng khi bạn ngồi yên một chỗ
- Khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, khi bước lên xuống cầu thang hoặc khi đi bộ…
Tập luyện cho người bị thoái hóa khớp gối
Những bài tập đơn giản giúp bảo vệ sụn khớp, bạn có thể tự tập luyện tại nhà:
- Giãn gân kheo
Kéo dài giúp linh hoạt, giảm mức độ đau và chấn thương. Hãy dành ra 5 phút đi bộ nhẹ nhàng giúp làm ấm cơ thể. Sau đó nằm xuống một tấm nệm mỏng, nhẹ kéo căng gân kheo. Kéo chân trái thẳng lên, giữ vững trong khoảng 20 giây, sau đó đổi chân phải và lặp lại 2 lần mỗi bên.
- Căng bắp chân
Bạn để ghế giữ thăng bằng. Sau đó đứng ra sau ghế giữ hai tay vào phần tựa lưng của ghế, trụ một chân và từ từ duỗi chân còn lại thẳng ra sau, giữ lại trong 20 giây sau đó đổi chân còn lại và cũng lặp lại hai lần cho mỗi chân.
- Nâng thẳng chân
Thực hiện động tác nằm nghiêng người bên trái. Chống tay trái xuống sàn và gối đầu lên tay, hướng cùi trỏ tay về phía trước. Tay phải đặt trên sàn, sát trước ngực. Chụm hai chân và duỗi thẳng ra sau. Khi thở ra, nâng chân phải lên cao, giữ tư thế này trong 3 giây. Nhẹ nhàng hít vào và hạ chân xuống.
Thực hiện động tác này 10 lần trước khi đổi chân.
- Ngồi hông
Giúp cơ cơ hông và cơ đùi khỏe, tốt cho các hoạt động thường ngày. Để thực hiện động tác này, trước hết ngổi thẳng lưng trên ghế, nhẹ đưa chân trái ra sau, chúc ngón chân xuống sàn sau đó nhẹ nhấc chân phải lên cách sàn, nhẹ gập gối lại, giữ trong 3 giây rồi từ từ hạ xuống. Thực hiện mỗi chân 10 lần.
- Ép gối
Nằm ngửa trên sàn, giơ cao hai chân rồi co lại, dùng đầu gối xiết chặt chiếc gối đặt giữa hai chân, giữ trong 5 giây và thực hiện 10 lần. Động tác này giúp tăng sức mạnh mặt trong của chân.
- Đặc biệt, việc đi bộ nhẹ nhàng là phương pháp rất tốt chữa trị thoái hóa khớp gối giúp tăng sức bền cho cơ thể và tăng độ dẻo dai của khớp.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Phương pháp chính là tập trung giảm đau sau đó phục hồi các chức năng của khớp. Tập thể dục thường xuyên là các tốt nhất phục hồi chức năng của gối giúp tăng sức cho cơ bắp, giảm thiểu sức nặng lên khớp xương, sẽ đỡ đau khớp.
Cùng với luyện tập có thể thuốc giảm đau, thuốc chống viêm trong giai đoạn cấp để tránh khớp bị thoái hóa nặng hơn. Việc sử dụng liệu pháp massage cũng giúp giảm đau hiệu quả, tăng cường vận động. Các loại máy massage và ghế massage toàn thân rất tiện dụng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ về loại ghế massage phù hợp và bài massage nên áp dụng.
Nếu khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Phương pháp điều trị này có ưu điểm loại bỏ hoàn toàn tổn thương, sẽ không còn cảm giác đau khi bạn vận động. Tuy nhiên phương pháp này cũng vẫn có nguy cơ tiềm tàng bị thoái hóa tiếp.
So với việc áp dụng phương pháp truyền thống sử dụng thuốc để điều trị, trường hợp nặng sẽ phải phẫu thuật (mổ nội soi hoặc mổ mở). Ngày nay, phương pháp PRP hiện đang được đánh giá rất cao về độ an toàn giúp người bệnh nhanh dứt cơn đau. Phương pháp điều trị này cũng nhẹ nhàng, chi phí hợp lý…đó là những yếu tố mang lại điểm cộng cho phương pháp PRP ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp điều trị và tập luyện cho người thoái hóa khớp gối từ Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến thoái hóa khớp gối, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, phòng ngừa, liệu pháp massage, ghế massage... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.