Cách xử trí khi bị chấn thương khớp vai

Chấn thương khớp vai thường xảy ra đối với những người chơi thể thao, nhất là các vận động viên tham gia thi đấu thể thao. Trong trường hợp bị chấn thương vai nặng nếu không chữa trị kịp thời rất dễ bị biến chứng gây cứng khớp, teo cơ…gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bị chấn thương.

trật khớp vai

Chấn thương khớp vai do nguyên nhân nào gây ra?

Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường gặp nhất là do vận động mạnh quá sức, tập một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần trong các hoạt động như chơi cầu lông, đánh quần vợt hoặc bơi lội…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp chấn thương vai khi mang vác các vật nặng hoặc bị va chạm mạnh đến khớp vai khi gặp tai nạn giao thông.

Người lớn tuổi, khi vận động trong sinh hoạt hàng ngày như làm vườn, xách đồ nặng… nếu không đúng cách cũng dễ dẫn đến chấn thương khớp vai. 

Chấn thương vai còn gặp ở người tập gym khi thực hiện bài tập quá nặng khi chưa khởi động kỹ hoặc kỹ thuật tập luyện sai cách cũng dễ bị chấn thương.

Các dạng chấn thương khớp vai 

Có một số dạng chấn thương khớp vai thường gặp trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày như:

Khi bạn bị ngã và dùng tay chống đỡ hay để đập vai xuống sẽ rất dễ gặp chấn thương này. Muốn hồi phục chấn thương cần phẫu thuật trực tiếp thì mới có khả năng phục hồi hoàn toàn. 

Bị lực va đập vào vai quá mạnh dễ dẫn đến gãy xương bả vai, xương đòn và cánh tay. Khi bị gãy xương vai, người bệnh cần nghỉ dưỡng thương tuyệt đối, tránh hoạt động để tránh bị lệch và phạm khớp. 

Nhờ có sụn viền ổ chảo mà bao khớp vai được dính liền vào xương. Tuy nhiên sụn viền lại là bộ phận dễ bị tổn thương nhất, thậm chí bị rách khi bạn thực hiện các động tác vặn xoắn quá mức hoặc bị ngã. 

Bốn gân cơ chóp xoay được bao quanh để giữ vững khớp xoay tròn khớp vai. Đây là bộ phân cũng rất dễ bị chấn thương do phải đảm nhiệm nhiều chức năng vận động. Khi gặp phải chấn thương ở vùng gân và chóp xoay cần được điều trị kịp thời tránh tình trạng gây cứng khớp hoặc bị đau khớp vai mãn tính.

Khi bị chấn thương khớp vai cần điều trị như thế nào? 

Khi có các biểu hiện như giơ tay gặp khó khăn, vai bị đau cứng hoặc cánh tay có cảm giác như rời khỏi khớp vai thì hãy nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để được các y bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Nếu có kết luận bị chấn thương khớp vai, bạn tuyệt đối không nên chơi các môn thể thao, đặc biệt như quần vợt, cầu lông … đồng thời không khiêng hoặc mang vác các vật nặng như thường ngày. 

Hiện nay, với điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại, việc điều trị chấn thương khớp vai cũng thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu chấn thương mang tính chất ít xâm lấn chỉ cần dùng đường mổ nội soi, khâu lại gân cơ chóp xoay, khâu sụn viền để tái tạo dây chằng. Phương pháp điều trị cũng tùy thuộc vào các chấn thương khớp vai mà có thể dùng thước uống, thuốc tiêm vào các khoang khớp hoặc những trường hợp nặng cần phải phẫu thuật. 

Có những trường hợp bị chấn thương khớp vai cần kết hợp vật lý trị liệu cùng một số bài tập cơ bản cũng sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Nhìn chung, theo lời khuyên của bác sĩ thì không nên quá lạm dụng thuốc trị đau khớp vai nó sẽ gây hại cho xương, thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình phục hồi tận gốc chấn thương của bạn. 

Những lưu ý khi điều trị chấn thương vai

Khi bị chấn thương vai bạn cần chú ý điều chỉnh hoạt động hợp lý, luyện tập các bài tập đúng cách theo chỉ dẫn để chấn thương sớm hồi phục:

* Đối với trường hợp chấn thương ở mức độ vừa, bạn không nên tiếp tục hoạt động mạnh, không khiêng vác nặng để đảm bảo chấn thương mau lành.

Mỗi ngày hãy dành khoảng 2 đến 3 lần, mỗi lần 15’ chườm đá vùng vai bị đau.

Tắm nước nóng để toàn thân được thư giãn.

Có thể dùng các loại gel giảm đau bôi lên vùng chấn thương 2 đến 3 lần/ngày sẽ có tác dụng giảm đau, sưng và làm tan máu bầm(nếu có). 

Áp dụng liệu pháp massage để giảm đau và rút ngắn thời gian bình phục. Các bạn cũng có thể sử dụng ghế massage toàn thân với sự chỉ định của bác sĩ về loại ghế massage, bài massage nên sử dụng.

* Bị chấn thương nặng, hãy treo tay cố định sẽ giảm đau đớn. 

Hàng ngày có thể tập các bài tập giúp kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu tay. 

Dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 3 -7 ngày, chỉ nên vận động nhẹ và không nằm đè lên phần vai đau. Uống thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu sau một tuần nghỉ ngơi, kết hợp các biện pháp điều trị như trên mà vai vẫn còn đauthì bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa về xương khớp để được khám, chẩn đoán và chữa trị đúng cách, giúp phục hồi tận gốc các chấn thương khớp vai. Tránh trường hợp để lâu sẽ gây những biến chứng khó lường làm ảnh hưởng đến chức năng quan trọng của khớp vai đối với cơ thể.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

10 Cách làm giảm nhức đầu đơn giản nhanh ...

Nhức đầu là hiện tượng phổ biến hiện nay và nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là các ...

Đau sườn phải phía sau lưng khi mang thai ...

Đau sườn phải phía sau lưng khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu vào những tháng cuối của ...

Bà bầu đau lưng bên trái mạng sườn và ...

Đau mạn sườn khi mang thai là một triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu trong những tháng cuối của thai kỳ. ...

Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu tiên phải ...

Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu tiên là tình trạng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi mang thai. Vậy làm thế ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...