Tình trạng mất ngủ xảy ra khá phổ biến và nó đang có xu hướng gia tăng ở giới trẻ. Nếu trước đây, người cao tuổi, nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh có tỉ lệ mất ngủ cao thì ngày nay rất nhiều người trẻ tuổi cũng mắc chứng mất ngủ. Vì vậy, phòng ngừa và cải thiện chứng mất ngủ luôn là mối quan tâm của mọi người. Trong đó, biện pháp trị mất ngủ bằng Đông y đang được nhiều người lựa chọn, áp dụng.
Mất ngủ là gì?
Bệnh mất ngủ là tình trạng bị rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng điển hình như: Khó ngủ, không ngủ được, ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, dẫn tới chất lượng giấc ngủ kém. Mất ngủ nhất là mất ngủ mãn tính sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Theo Y Học Cổ Truyền, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ như: Tâm tỳ hư, thận âm hư, tâm thận bất giao...
Ngoài ra, mất ngủ nếu không phải là bệnh lýthì sẽ do một số yếu tố như:
- Do bị sang chấn tâm lý, lo lắng quá độ.
- Người mắc chứng trầm cảm.
- Tâm trạng bất ổn khi mất việc làm.
- Do sử dụng thức uống chứa chất kích thích như rượu, café, hút thuốc lá…
- Do mắc một số bệnh lý.
- Trường hợp có lối sống sin hoạt thiếu khoa học.
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
- Những người cao tuổi bị thay đổi chu kỳ giấc ngủ.
Phân loại bệnh mất ngủ
Mất ngủ cấp tính
Đây là tình trạng mất ngủ tạm thời và xảy ra phổ biến nhất, mất ngủ thường diễn ra trong khoảng vài đêm hoặc vài tuần, sau đó sẽ tự hết.
Nguyên nhân của tình trạng mất ngủ cấp tính bao gồm:
- Do gặp một số vấn đề về mặt tâm lý cảm xúc tạm thời, chẳng hạn đau buồn hoặc bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh từ gia đình, bạn bè.
- Những người không thích nghi với nơi ngủ lạ hoặc cảm thấy không thoải mái.
- Do thói quen sống thiếu khoa học, lành mạnh như: Ngủ sai giờ, sử dụng chất kích thích trước khi ngủ, làm việc hoặc dùng điện thoại quá giờ ngủ…
- Do ảnh hưởng từ một số bệnh khác như bị đau bụng, đau răng, ho, sốt...
Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính được xác định khi người bệnh bị mất ngủ kéo dài trên 1 tháng với các triệu chứng đi kèm như:
- Rất khó đi vào giấc ngủ, có thể phải mất cả tiếng đồng hồ nằm trằn trọc mới ngủ được.
- Thời gian ngủ chỉ đạt được khoảng 3-4 giờ.
- Thường xuyên bị tỉnh giấc và rất khó để ngủ lại.
- Chất lượng giấc ngủ kém, luôn cảm thấy mết mỏi sau khi ngủ dậy.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh mất ngủ, đó là:
- Những trường hợp bị mất ngủ cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Những người bị stress hoặc tâm lý rối loạn lo âu trong suốt thời gian dài.
- Người mắc các bệnh thực thể gây đau đớn kéo dài như: bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, đau dạ dày... sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
- Do lạm dụng các chất kích thích trong thời gian dài.
Khi bị mất ngủ ngủ mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời có thể trở thành yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý khác như: Giảm trí nhớ, đau nửa đầu, mắc các bệnh lý về tim mạch...
* Nguyên nhân gây mất ngủ theo Đông y:
- Mất ngủ do tâm tỳ hư: Nguyên nhân do suy nghĩ lo lắng quá độ làm tổn thương tâm tỳ, dẫn tới tỳ kém không sinh huyết khiến huyết hư không nuôi dưỡng được tâm.
- Mất ngủ do âm hư hỏa vượng, tâm hỏa thượng cang: Triệu chứng điển hình nhất đó là người bệnh khó ngủ và dễ bị tỉnh giấc gây tâm trạng bứt rứt, phiền muộn, miệng khô, ù tai, váng đầu.
- Mất ngủ do tâm thận bất giao: Với các triệu chứng mất ngủ, đầu váng ù tai, đau lưng, luôn cảm thấy khát nước, nước tiểu vàng…
- Mất ngủ do vị bất hòa: Nguyên nhân do ăn uống không điều độ gây ra tình trạng thực tích không tiêu sinh đàm thấp gây ủng trệ. Tình trạng này khiến người bệnh không ngủ được vì ngực bụng căng tức, đau bụng, đầy hơi khó chịu...
Cải thiện tình trạng mất ngủ
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh mất ngủ cần tuân thủ một số quy tắc sau:
- Xây dựng giờ giấc ngủ khoa học: Mỗi ngày cần đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
- Tạo không gian ngủ phù hợp: Không gian ngủ cần sạch sẽ mát mẻ, yên tĩnh, có thể để phòng tối hoặc dùng đèn ngủ. Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi ngủ 1-2 tiếng nên giảm ánh sáng phòng ngủ.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Trước khi ngủ, không ăn quá no, không uống thức uống có chứa chất kích thần kinh như trà, café, nước ngọt có ga...
- Tăng cường vận động: Thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe.
- Thực hiện một số hoạt động giúp dễ ngủ: Có thể ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm, ngâm chân… trước khi đi ngủ.
- Áp dụng liệu pháp massage: Massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage giúp thư giãn cơ thể cũng như tinh thần, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Lưu ý không sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh sau khi đã lên giường đi ngủ.