Bệnh tăng huyết áp do các yếu tố nguy cơ gây ra. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như yếu tố giới tính, yếu tố tuổi… thì cũng còn những yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như chế độ ăn uống, vận động… Nếu người bị bệnh cao huyết áp có chế độ ăn uống khoa học và luyện tập hợp lý sẽ có thể kiểm soát tốt tình trạng huyết áp của mình, không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
Những người mắc bệnh lý tăng huyết áp, có tới 90% là không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứ đã chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp đó là do hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, người béo phì, người ít vận động…
Những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp có thể điều chỉnh được:
- Những người bị thừa cân, béo phì: Là những người có chỉ số khối cơ thể > 23 sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
- Người có chế độ ăn mặn: cũng có khả năng làm tăng huyết áp.
- Người hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa nhiều chất kích thích, đặc biệt là chất nicotin, đây là chất có thể gây ra tình trạng kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp.
- Người thường xuyên uống rượu có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
- Những người lười vận động sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, đây cũng là nguy cơ khiến huyết áp tăng cao.
Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
Bệnh huyết áp cao rất nguy hiểm và nó có diễn biến thầm lặng, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phòng ngừa và khống chế được những cơn tăng huyết áp hiệu quả.
Để điều trị tăng huyết áp cần có quá trình lâu dài dựa trên sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập và sử dụng thuốc.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Tránh ăn mỡ động vật, nội tạng động vật và các loại thức ăn chiên rán, đỗ ăn sẵn…
Tăng cường trong các bữa ăn hàng ngày: Các loại hoa quả, rau củ; Các loại ngũ cốc; Ăn thực phẩm nhiều chất xơ; Ăn các loại thức ăn ít mỡ; Khi ăn thịt gia cầm cần bỏ da; Nên ăn thịt nạc, cá hồi, cá trích... sẽ rất tốt cho người cao huyết áp vì nó giàu omega 3.
Giữ cân nặng cơ thể ở mức hợp lý
Đa số người thừa cân có dấu hiệu bị tăng huyết áp. Do vậy, hãy giữ cho mình trọng lượng cơ thể ở mức cho phép. Nếu thừa cân, cần có chế độ ăn uống và luyện tập để giảm cân. Thông thường khi người béo phì giảm cân thì chỉ số huyết áp cũng giảm đáng kể và tình trạng sức khỏe cũng tốt hơn.
Duy trì thói quen vận động, luyện tập thể thao
Trong việc điều trị cao huyết áp, luyện tập thể lực hàng ngày là một phần không thể thiếu.
Luyện tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai, giữ cân nặng ở mức lý tưởng, huyết áp cũng hạ đáng kể.
Xây dựng chế độ luyện tập thường xuyên và đều đặn: mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30 phút, ít nhất 5 ngày/tuần để luyện tập thể lực. Lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe bản thân, nếu cần hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh luyện tập quá sức ảnh hưởng tới tim mạch…
Không hút thuốc lá tránh nguy cơ tăng huyết áp
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá nhiều sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp và tim mạch. Người bị tăng huyết áp nếu hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng tim mạch.
Không uống rượu nhiều quá mức
Hạn chế uống rượu để tránh nguy cơ béo phì, người béo phì sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và biến chứng tim mạch.
Tránh căng thẳng giúp giảm nguy cơ cao huyết áp
Căng thẳng thường xuyên sẽ khiến huyết áp tăng cao, khi huyết áp tăng cao quá mức sẽ có nguy cơ biến chứng tim mạch.
Dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Kết hợp dùng thuốc điều trị tăng huyết áp giúp ngăn ngừa các biến chứng. Để việc điều trị có hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc đúng thời gian, liều lượng.
Ngoài các phương pháp kể trên các bạn còn có thể kết hợp với liệu pháp massage. Massage có tác dụng thư giãn cơ thể, cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực. Trên các ghế massage hiện đại được thiết kế rất nhiều tính năng như: Hệ thống con lăn 3D, 4D; Nhiệt hồng ngoại; Rung massage, Túi khí toàn thân... giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà rất hiệu quả
Ngoài ra, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh bằng cáchhãy tới khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, chế độ luyện tập chăm chỉ thường xuyên, thay đổi lối sống… để đảm bảo chỉ số huyết áp luôn ở mức cho phép.