Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể. Đây cũng là bộ phận thường xuyên vận động và chịu lực nâng đỡ cơ thể. Điều này khiến cho khớp háng rất dễ bị tổn thương, gây đau đớn cho người bệnh, hạn chế vận động. Một số chấn thương nặng người bệnh phải thay khớp háng. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số thông tin xung quanh vấn đề Thay khớp háng cần lưu ý những gì nhé.
Nguyên nhân gây đau khớp háng
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho người bệnh bị đau khớp háng là tình trạng viêm. Một số dạng viêm điển hình là: Thấp khớp, viêm xương khớp, viêm khớp sau khi bị chấn thương.
Viêm xương khớp
Đây là bệnh lý phổ biến ở những người cao tuổi, tác động của quá trình lão hóa rõ rệt. Những người trong gia đình có người mắc bệnh cũng có khả năng cao bị viêm xương khớp. Bệnh khiến cho phần sụn khớp có vai trò như lớp đệm giữa 2 đầu xương bị hao mòn, khiến cho các xương va chạm trực tiếp và gây đau. Viêm xương khớp cũng có thể là kết quả của những bất thường ở khớp ở giai đoạn thơ ấu nhưng không được phát hiện kịp thời.
Thấp khớp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, màng hoạt dịch bị viêm và trở nên dày hơn. Nếu ở thể mãn tính tình trạng này khiến tổn thương sụn khớp, gây ra tình trạng đau và cứng khớp. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm viêm khớp.
Viêm khớp sau chấn thương
Khi cơ thể bị dính chấn thương khiến cho gãy hoặc tổn thương nặng ở khớp háng có thể khiến cho sụn khớp bị hư tổn, gây ra tình trạng đau và khớp bị cứng dần theo thời gian.
Hoại tử vô mạch
Được hiểu là tình trạng chấn thương ở khớp háng (trật khớp hoặc gãy khớp) khiến cho việc cung cấp máu đến chỏm xương đùi bị hạn chế. Hiện tượng này được giới y khoa gọi là hoại tử vô mạch. Nó khiến cho bề mặt xương bị lún xuống và gây ra tình trạng viêm khớp.
Bệnh khớp háng thời thơ ấu
Trên một số trẻ sơ sinh và trẻ em từ khi sinh ra đã có các bất thường ở khớp háng. Nó không có biểu hiện rõ rệt nên bị bỏ qua, hoặc được phát hiện và điều trị nhưng vẫn có khả năng gây ra tình trạng viêm khớp khi trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu là do khớp háng phát triển không tốt và bề mặt khớp bị ảnh hưởng.
Hiểu về phẫu thuật thay khớp háng
Khi tiến hành thay khớp háng toàn phần (tạo hình khớp háng toàn phần) phần xương và sụn bị tổn thương sẽ được thay thế bởi các bộ phận cấy ghép. Việc áp dụng hình thức này đòi hợi kếp hợp giữa bác sĩ chuyên khoa xương khớp và bác sĩ chuyên về phẫu thuật chỉnh hình.
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn người bệnh làm việc với bác sĩ chỉnh hình trước để nắm được phương pháp tiến hành cũng như đánh giá ban đầu. Bác sĩ chỉnh hình sẽ tiến hành thu thập thông tinh về vệnh sử của người bệnh, khả năng vận động, khám lâm sàng để đánh giá chi tiết về cấu trúc khớp háng. Một số kỹ thuậ khác như X-rays, chụng cộng hưởng từ MRI có thể được áp dụng để đánh giá cụ thể tình trạng xương cũng như các mô mềm ở khớp háng.
Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cũng như quá trình phục hồi sau đó.
Người bệnh được tư vấn phương pháp phẫu thuật đau khớp hớp khi gặp phải các vấn đề sau:
- Đau khớp khiến cho các hoạt động thường ngày bị hạn chế. Người bệnh không thể thực hiện được những động tác đơn giản như đi bộ hoặc cúi người.
- Cơn đau diễn ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, bất kể ngày hay đêm.
- Cơn đau khiến người bệnh hạn chế khả năng di chuyển, đơn giản như nhấc chân lên cũng không thể hoặc rất khó khăn.
- Việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu không mang lại kết quả.
- Việc kiểm tra, đánh giá cho thấy người bệnh đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật.
Nhìn chung, việc thay khớp háng dựa trên mức độ đau của người bệnh, không phân biệt lứa tuổi. Trên thực tế, nó được áp dụng cho bệnh nhân từ viêm khớp thiếu niên cho tới người cao tuổi bị lão hóa, xương khớp thoái hóa.
Phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng nhận thấy các lợi ích rõ rệt như: Giảm đau, cải thiện đáng kể khả năng vận động. Sau khi điều trị người bệnh có thể vận động bình thường, tham gia các môn thể thao ít va chạm như bơi lội, đánh golf, đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe, khiêu vũ... Nếu chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng được điều chỉnh hợp lý thì khớp háng nhân tạo có thể phục vụ trong nhiều năm.
Biến chứng phẫu thuật thay khớp háng
Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật khớp háng rất ít xảy ra. Theo thống kê có ít hơn 2% số người bị nhiễm khuẩn khớp, các biến chứng nhồi máu cơ tim còn ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị biến chứng do bệnh lý mãn tính khiến nguy cơ gia tăng. Biến chứng khiến khả năng hồi phục hoàn toàn bị hạn chế.
Nhiễm khuẩn
Tình trạng này xảy ra ở trên bề mặt của vết thương hoặc ẩn sâu dưới bộ phận được cấy ghép. Nó có thể diễn ra trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện, hoặc khi về nhà, thậm chí là nhiều năm sau mới nhiễm khuẩn.
Nếu nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ người bệnh chỉ cần sử dụng kháng sinh. Trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng hoặc sâu có thể phải tái phẫu thuật và tháo bỏ bộ phận đã được cấy ghép.
Cục máu đông
Đây là một trong những biến chứng có thể bắt gặp khi phẫu thuật thay khớp háng. Cục máu đông ở tĩnh mạch chân hoặc xương chậu có thể vỡ ra, di chuyển lên phổi và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ sẽ phòng ngừa, bao gồm sử dụng thuốc chống đông máu, dùng bơm hơi áp lực cho chân, tập gập - duỗi cổ chân, sớm vận động trị liệu.
Độ dài chân không đều
Một số trường hợp sau khi phẫu thuật có thể cảm thấy hai chân khong đều nhau, một chân hơi dài hoặc ngắn hơn chân còn lại. Bác sĩ chỉnh hình sẽ cố gắng điều chỉnh để giữ cho 2 chân bằng nhau; Nhưng cũng có thể phải kéo dài hoặc rút ngắn chân của người bệnh một chút với mục đích tối ưu cho sự vững chắc cũng như cơ chế sinh hoạt của khớp kháng.
Di lệch
Di lệch là khi khối cầu rơi khỏi ổ chảo, có thể bắt gặp trong vài tháng đầu sau điều trị, khi các mô đang lành. Khi xảy ra tình trạng này thủ thuật nắn kín thường được áp dụng để đưa khối cầu về vị trí cần thiết. Trường hợp vẫn tiếp tục di lệch tái diễn nhiều lần thì có thể phải phẫu thuật lại.
Vật liệu cấy ghép lỏng lẻo và bị bào mòn
Sau một thời gian sử dụng bộ phận được cấy ghép có thể trở nên lỏng lẻo hoặc bị bào mòn, nguyên nhân chủ yếu do vận động hàng ngày hoặc cũng có thể do xương mỏng. Vấn đề này không quá quan trọng, nhưng nếu gây ra đau đớn các bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật lại.
Biến chứng khác
Ngoài các biến chứng kể trên thì tổn thương dây thần kinh và mạch máu, bị xuất huyết, gãy xương, cứng khớp cũng có thể xảy ra.
Trong đời sống hàng ngày, để phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp các bạn có thể sử dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage toàn thân.
Trên các ghế massage cao cấp được trang bị nhiều tính năng hiện đại giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Như con lăn 3D, nhiệt hồng ngoại, rung massage, túi khí toàn thân... giúp thư giãn và chăm sóc sức khỏe toàn diện.