Màng tim là túi xơ chun, có nhiệm vụ che phủ tim vùng gần các động mạch và tĩnh mạch chủ. Màng ngoài tim được chia thành ba lớp với chức năng giữ cho cấu trúc tim tốt nhất để tránh tình trạng tim giãn đột ngột. Bên cạnh đó, màng tim cũng giúp ngăn chặn sự đổ đầy quá mức của tim, ngăn cách tim với cấu trúc xung quanh, giảm ma sát khi tim co bóp.
Màng tim được cấu tạo ra sao?
Ở trạng thái bình thường, màng tim sẽ chứa 15-50 ml dịch có ít albumin.
Cấu tạo màng ngoài tim được chia thành ba lớp màng đó là:
Sợi màng ngoài tim: đây là túi xơ bên ngoài và bao phủ cả trái tim.
Sợi màng ngoài tim được gắn với xương ức bởi dây chằng xương ức.Lớp sợi màng này có chức năng bảo vệ giúp giữ cho tim chứa trong khoang ngực, đồng thời sợi màng ngoài tim cũng bảo vệ tim khỏi nhiễm trùng có khả năng lây lan từ các cơ quan lân cận như phổi.
Màng ngoài tim thành: là lớp giữa màng ngoài tim sợi và màng ngoài tim.
Có cấu tạo liên tục với màng ngoài tim dạng sợi và làm nhiệm vụ cung cấp thêm một lớp cách nhiệt cho tim.
Màng ngoài tim bao gồm cả lớp phía bên trong của màng ngoài tim và lớp phía bên ngoài của thành tim. Lớp này còn có tên gọi là tầng sinh môn, làm nhiệm vụ bảo vệ các lớp tim bên trong, đồng thời hỗ trợ việc sản xuất dịch màng tim.
Lá tạng ngoại tâm mạch: có cấu tạo gồm các sợi đàn hồi mô liên kết và mô mỡ.
Có chức năng hỗ trợ hỗ trợ và bảo vệ các lớp tim bên trong.
Các chức năng của màng ngoài tim
Chức năng lớn nhất của màng ngoài tim là giữ cho tim có cấu trúc tốt nhất. Khi có cấu trúc ổn định sẽ tránh được tình trạng tim giãn đột ngột, đồng thời không để tim bị đổ đầy quá mức. Ngoài ra, màng ngoài tim còn có chức ngăn cách tim với cấu trúc xung quanh, giúp giảm ma sát với các cấu trúc này khi tim co bóp...
Tuy nhiên, kể cả không cần màng ngoài tim thì chức năng tim vẫn được duy trì.
Bình thường, giữa 2 lá của màng ngoài tim có chứa khoảng 15 – 30ml dịch và khả năng dự trữ thêm của vùng này cũng rất hạn chế. Lớp dịch này có chức giúp 2 lá thành và tạng không cọ sát vào nhau. Bởi áp lực trong màng ngoài tim là rất thấpkhoảng âm 1 đến 2mmHg, nên 2 lá không rời nhau được.
Bệnh viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim là một dạn bệnh lý khi xuất hiện tình trạng viêm kích thích ở màng ngoài tim, màng mỏng bao quanh tim.
Triệu chứng nhận biết viêm màng ngoài tim: Người bệnh cảm thấy bị đau ngực là triệu chứng rõ ràng nhất, đó là khi bị viêm hay bị kích thích, khiến hai lớp màng ngoài tim cọ sát với nhau gây đau. Ngoài ra, cũng có thể kèm theo một số triệu chứng khác.
Có hai dạng viêm màng ngoài tim:
- Viêm màng ngoài tim cấp tính: Thường xảy rađột ngột vàthời gian ngắn
- Viêm màng ngoài tim mãn tính: Khi các triệu chứng dần phát triển thêm hoặc kéo dài.
Biến chứng viêm màng ngoài tim
- Viêm màng ngoài tim co thắt
Đây là biến chứng hiếm gặp, nó xảy ra ở người bị viêm màng ngoài tim, đặc biệt làtrường hợp bị viêm lâu dài và tái phát mãn tính, phát triển dày lên gây ra sẹo và co thắt màng ngoài tim vĩnh viễn. Trình trạng này xảy ra khiến màng ngoài tim mất đi tính đàn hồi, cứng nhắc bao chặt quanh tim khiến tim không hoạt động bình thường được.
Viêm màng ngoài tim co thắt có thể khiến người bệnh bị phù chân và bụng cổ trướng kèm theo khó thở.
- Biến chứng gây chèn ép tim
Khi màng ngoài tim tích tụ quá nhiều dịch sẽ xảy ra tình trạng nguy hiểm đó là chèn ép tim. Lượng dịch dư thừa gây áp lực cho tim, cản trở nó lấp đầy đồng nghĩa cản trở máu rời tim làm cho huyết áp bị giảm đáng kể.
Khi tim bị chèn ép, nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong.
Để phòng ngừa các bệnh tim mạch nói chung các bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, thường xuyên vận động, áp dụng liệu pháp massage để thư giãn, cải thiện tâm trạng tích cực.
Hiện nay ghế massage hiện đại được trang bị nhiều tính năng tiện lợi như: Con lăn 4D, nhiệt hồng ngoại, rung massage, chế độ không trọng lực, túi khí toàn thân... giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà rất hiệu quả. Sử dụng ghế massage còn giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh, nhất là các vấn đề liên quan đến cơ - xương - khớp, hệ tuần hoàn.