Động mạch vành bao gồm những mạch máu nhỏ có nhiệm vụ cung cấp máu cho tim hoạt động. Tình trạng vôi hóa trong động mạch vành xảy ra là dấu hiệu sớm của bệnh mạch vành. Vôi hóa mạch vành biến chứng có thể gây nguy hiểm tới mạng của người bệnh.
Thế nào là vôi hóa mạch vành?
Vôi hóa động mạch vành là hiện tượng lắng đọng canxi mạch vành. Đâycũng là một phần trong quá trình phát triển của xơ vữa động mạch.
Canxi mạch vành được tìm thấy nhiều ở người cao tuổi và những người bị bệnh mạch vành.
Tình trạng mạch vành bị vôi hóa cũng là sự xơ vữa hoặc xơ cứng của thành động mạch. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do sự lắng đọng của cholesterol và quá trình lão hóa, mạch máu bị giảm đàn hồi theo thời gian và tuổi tác.
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Người bệnh ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn mỡ động vật và các chất béo chuyển hóa có trong thịt đỏ, bánh quy… Cholesterol toàn phần sẽ tăng lên khi ăn nhiều các sản phẩm từ sữa có chất béo, đồng thời cũng trở thành yếu tố nguy cơ hình thành mảng lipid lắng đọng trên thành mạch.
- Do thừa cân, béo phì: Béo phì, thừa cân sẽ gây ra hội chứng rối loạn chuyển hóa. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ tăng xơ vữa mạch máu.
- Do lười vận động, ít tập thể dục cũng sẽ dễ mắc xơ vữa động mạch vành: Trường hợp ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu, yếu tố này cũng gián tiếp làm xơ vữa động mạch.
- Hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch vành: Các chất có trong thuốc lá sẽ phá hủy thành mạch máu, giảm mức HDL-cholesterol trong máu, khiến cholesterol xấu dư thừa tích tụ, từ đó hình thành mảng xơ vữa.
- Do yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi, tính đàn hồi của thành mạch sẽ giảm dầnkhiến cho thành mạch trở nên xơ cứng hơn.
- Trường hợp bị mắc các bệnh lý mãn tính: Một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp…có thể gây ảnh hưởng tới con đường chuyển hóa lipid máu.
- Những người bị tăng huyết áp: Huyết áp tăng làm tăng áp lực trong lòng mạch ở thành mạch cao sẽ gây tổn thương lớp nội mô khiến nó mất tính toàn vẹn. Huyết áp tăng cao cũng dễ khiến các phân tử lipoprotein bám dính vào, tạo thành mảng xơ vữa.
Yếu tố nguy cơ có thể gây xơ vữa động mạch vành
- Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: Hút thuốc lá, uống rượu; Trường hợp tăng huyết áp; Người béo phì; Người ít vận động,... Tăng lipid máu; Giảm lipoprotein tỷ trọng cao; Tăng đường huyết, stress...
- Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: Yếu tố tuổi tác; Yếu tố tiền sử giai đình…
Dấu hiệu và chẩn đoán mạch vành bị vôi hóa
Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch vành
Xuất hiện cơn đau thắt ngực;
Người bệnh có cảm giác ngực bị bóp nghẹt;
Cảm thấy khó thở, choáng váng…
Chẩn đoán tình trạng vôi hóa động mạch vành
- X-quang ngực
Có thể phát hiện tình trạng vôi hóa mạch vành.
- Chụp cắt lớp điện toán với chùm điện tử
Có thể giúpđịnh lượng được mức độ vôi hóa.
Xơ vữa mạch vành có thể gây biến chứng nguy hiểm
- Biến chứng gây nhồi máu cơ tim: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, nó có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim đã tử vong trước khi được điều trị.
- Biến chứng gây đột quỵ: Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở những người bị xơ vữa động mạch vành. Đột quỵ xảy ra do xuất hiện cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu dẫn lên não. Trường hợp bị đột quỵ nhẹ, người bệnh có thể bị liệt nửa người. Những trường hợp đột quỵ nặng có thể khiến người bệnh tử vong.
- Xơ vữa động mạch vành gây biến chứng suy tim: Xơ vữa động mạch vành xảy ra khiến tim không được cung cấp đủ máu, lâu dần sẽ khiến cho hoạt động của cơ tim bị yếu dần đi.
- Biến chứng của xơ vữa động mạch vành gây ra phình mạch: Phình mạch là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh xơ vữa động mạch vành. Khi động mạch phình to và bị vỡ có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức.
Hạn chế tình trạng vôi hóa động mạch vành
Thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế sự vôi hóa động mạch vành.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tránh ăn các thực phẩm giàu cholesterol như: mỡ vànội tạng động vật; Hạn chế ăn tôm, lòng đỏ trứng..., Tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây… Ngoài ra, mỗi ngày có thể bổ sung thêm nguồn canxi hữu cơ từ thực phẩm như: sữa đậu nành, sữa chua... rất có lợi cho sức khỏe.
- Chăm chỉ vận động và tập luyện thể dục thể thao với các bài tập phù hợp.
- Tránh căng thẳng, stress..
- Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp;
- Không hút thuốc lá;
- Hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích...
- Áp dụng liệu pháp massage để giảm căng thẳng, tăng cường hiệu quả của các bài thể dục. Các bạn có thể trang bị và sử dụng ghế massage để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.