Khối xương cùng hình thành bởi 5 đốt sống cùng dính vào nhau, được đánh dấu ký hiệu từ S1 đến S5. Đốt sống cùng có vai trò rất quan trọng trong hệ xương khớp, vì thế khi có dấu hiệu xuất hiện cơn đau ở đốt sống cùng, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Vị trí của đốt sống cùng
Đốt sống cùng có vị trí nằm ở nơi thấp nhất của cột sống. Có 5 đốt sống cùng được dính chặt với nhau tạo thành một khối gọi là xương cùng. Ở phía trên, xương cùng tiếp khớp với đốt sống thắt lưng L5. Phía dưới, xương cùng tiếp giáp với xương cụt và hai bên giáp với xương chậu.
Xương cùng có chức năng gì?
Các đốt sống cùng
Các đốt sống cùng có vị trí ở điểm giao nhau của cột sống và xương chậu, vì thế xương cùng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả phần hông và phần lưng dưới của cơ thể.
Các đốt sống cùng và các đốt sống thắt lưng làm nhiệm vụ giúp hình thành đường cong thắt lưng và xương cùng.
Phối hợp với khung chậu để nâng đỡ trọng lượng cơ thể, đồng thời duy trì sự cân bằng và giúp cơ thể hoạt động linh hoạt.
Hỗ trợ và cân bằng vận động của các khớp cũng như các phần khác của cột sống như dây chằng, cơ và gân.
Khớp thắt lưng - xương cùng
- Vị trí: Khớp này nằm ở vị trí giao của đốt sống thắt lưng 5(L5) và đốt sống cùng 1(S1).
- Chức năng:
Làm nhiệm vụ kết nối cột sống thắt lưng với xương cùng. Điểm này chính là nơi chịu nhiều áp lực tác dụng lên.
Vị trí khớp thắt lưng – xương cùng là nơi để đường cong cột sống sẽ chuyển từ cong trước (tư thế ưỡn) sang cong sau (tư thế gập).
Khu vực L5-S1 sẽ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng, đồng thời hấp thụ và phân phối trọng lượng phía trên của cơ thể trong lúc nghỉ ngơi cũng như khi chuyển động. Đó là lý do khu vực này thường xảy ra thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.
Khớp cùng chậu
- Vị trí: Nối với xương cùng ở khung chậu phía bên phải và bên trái.
- Chức năng: Không giống các khớp khác trong cơ thể, khớp cùng chậu có độ linh hoạt thấp. Nó đóng vai trò cần thiết cho việc di chuyển, đứng yên và sự cân bằng của hông.
=>Viêm và rối loạn chức năng đốt sống cùng S1thường do khớp cùng chậu gây ra.
Nguyên nhân đau đốt sống cùng
- Yếu tố tuổi tác: đau đốt sống cùngthường xảy ra ở những người ngoài 40 tuổi, bởi ở độ tuổi này hàm lượng canxi trong xương bị giảm và mật độ xương giảm theo làm cho xương trở nên giòn và xốp hơn.
- Do tổn thương cơ lưng: dẫn tới tình trạng căng cơ, tổn thương dây chằng. Cơ lưng bị tổn thương do hoạt động quá mức, luyện tập quá sức hoặc do bê vác nặng…
- Bị chấn thương trong quá trình làm việc và hoạt động
- Bị ngã đập mông xuống đất
- Bị va đập vào các vật thể có hình dáng sắc nhọn hay có góc cạnh.
Phương pháp phòng tránh đau đốt sống cùng
- Có chế độ ăn uống khoa học: khẩu phần ăn cung cấp đầu đủ canxi, dinh dưỡng để duy trì mật độ xương và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: tránh thừa cân, béo phì
- Thường xuyện vận động và luyện tập: tập các bài tập tốt cho sức khỏe, thường xuyên vận động thắt lưng để tăng độ linh hoạt, duy trì xương khớp chắc khỏe và cũng là để phòng tránh các cơn đau.
- Không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia,...
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng hoạt động…
- Liệu pháp massage: Massage không chỉ thư giãn cơ thể mà còn có tác dụng trị liệu. Ghế massage toàn thân với hệ thống con lăn hiện đại, túi khí toàn thân, rung massage, nhiệt hồng ngoại... không chỉ giảm đau mà còn có tác dùng phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến cơ - xương - khớp.