Trật khớp vai là điều có thể xảy ra với bất cứ ai, dù già hay trẻ, ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống của người bệnh, giảm chức năng vận động. Trật khớp vai tái hồi còn khiến người bị xuất hiện tâm trạng lo âu, căng thẳng do sợ vai dễ dàng bị trật khớp, ngại vận động.
Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần biết về trật khớp vai tái hồi, cách xử lý nhé.
Hiểu về trật khớp vai tái hồi
Khớp vai có tầm hoạt động rất lớn, xoay 360 độ, là nơi khởi phát các hoạt động của tay. Trật khớp vai là hiện tượng chỏm xương cánh tay bị trật ở ổ chảo và khiến cho dây chằng bao khớp cũng như sụn viền bị rách.
Sau lần trật đầu tiên, khớp vai có thể bị trật đi trật lại nhiều lần và tạo ra trật khớp vai tái hồi. Thống kê cho thấy, khoảng 90% bệnh nhân bị trật tái hồi sau lần trật khớp vai đầu tiên, đặc biệt là ở những người ở trong độ tuổi thanh niên 18 - 25, do thường xuyên vận động và sử dụng khớp vai ở cường độ cao.
Trật khớp vai tái hồi nhiền lần gây rách cấu trúc sụn viền cũng như dây chằng bao khớp. Về lâu dài còn gây ra tình trạng khuyết xương, gẫy mảnh xương. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm rách gân cơ chóp, khiến cho vai bị lỏng lẻo, suy giảm chức năng, vận động khó khăn.
Nguyên nhân gây trật khớp vai tái hồi
Khớp vai do tính linh động và được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày nên cũng là khớp dễ bị tổn thương, trật nhất. Chấn thương có thể xảy ra khi có ngoại lực tác động trực tiếp vào vùng vai, hoặc do những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi ngày; Hoặc vận động và thể dục thể thao không đúng cách khiến cho dây chằng bao khớp bị lỏng. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:
- Do nghỉ ngơi không đủ, vội vã trở lại vận động ngay sau lần trật khớp vai đầu tiên.
- Bị bong rứt vị trí bám dây chằng nơi ổ chảo cách tay.
- Do cơ địa phần mềm của người bệnh vốn lỏng lẻo, khiến nguy cơ bị trật cũng cao hơn người bình thường.
- Bệnh nhân càng trẻ thì nguy cơ tái trật càng cao do chấn thường thường mạnh hơn, cũng như sự thiếu kiên trì trong tập phục hồi chức năng.
Xử lý khi bị trật khớp vai tái hồi
Khi bị trật khớp vai tái hồi các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các chuyên gia hỗ trợ đầy đủ, đúng kỹ thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ khu vực bị tổn thương để xác định cụ thể tình trạng trật. Một số trường hợp cần mổ trật khớp vai để đính lại sụn viền bao khớp đã rách.
Hạn chế tối đa vận động bằng cách sử dụng đai hoặc nẹp cố định đủ thời gian theo qui định.
Áp dụng liệu pháp massage, phục hồi chức năng sau trật để có thể sớm bình phục và trở lại với sinh hoạt, cuộc sống thường nhật. Thông thường, thời gian cần thiết để bình phục là 3 - 4 tuần và thời gian để trị liệu, phục hồi chức năng của vai là 2 - 4 tháng.
Các bạn không nên đến các cơ sở y tế không có giấy phép, phòng khám chui, hay tự ý nắn sửa vì có thể dẫn tới sai kỹ thuật và khiến cho tình trạng trật khớp vai tái hồi liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động.
Phòng ngừa trật khớp vai tái hồi
Sau lần trật khớp vai đầu tiên các bạn nên tĩnh dưỡng điều trị theo phác đồ của bác sĩ, từng bước vận động trở lại.
Chịu khó tập luyện để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho các khớp, đặc biệt là khớp vai.
Khi chơi thể thao nên khởi động kỹ. Với những bạn chơi thường xuyên nên áp dụng massage thể thao (sports massage), trước - sau mỗi buổi tập hoặc thi đấu căng thẳng.
Khi massage và phục hồi chức năng các bạn nên đến các trung tâm uy tín. Việc sử dụng ghế massage tại nhà cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về loại ghế massage phù hợp và bài massage có thể áp dụng.
Trật khớp vai có thể nói là một chấn thương thường gặp, với tỉ lệ tái hồi cao. Hy vọng những thông tin được ghế massage Okasa chia sẻ trên đây có thể giúp ích các bạn trong việc cải thiện tình trạng bệnh lý, nhanh chóng bình phục! Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến trật khớp vai, trật khớp vai tái hồi, massage thể thao, phục hồi chức năng, ghế massage… Hãy liên hệ với Okasa để được tư vấn cụ thể!