Những khối u xuất hiện và phát triển bên trong ống đốt sống của cột sống được gọi là u cột sống. Những khối u này càng phát triển thì ống tủy sống càng thay đổi, kể cả khi những khối u tủy sống không phải là u ác (hay còn gọi là ung thư), nó cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
U cột sống là bệnh gì?
U cột sống là sự xuất hiện bất thường của những khối mô bên trong hoặc xung quanh tủy sống, cột sống. Khi các tế bào này phát triển và nhân đôi không kiểm soát sẽ tạo thành những khối u trong tủy sống. Những khối u này có thể là u lành nhưng cũng có thể là u ác.
U cột sống có u nguyên phát và u thứ phát. U nguyên phát có nguồn gốc từ tủy sống hoặc cột sống, còn u thức phát hay còn gọi u di căn nó từ các cơ quan khác lan đến cột sống.
U cột sống có mấy loại?
U cột sống được chia thành nhiều loại:
U trong màng cứng – ngoài tủy: U này có dạng phổ biến nhất là u màng não, nó xuất phát từ tủy sống hoặc nền tủy sốngtrong các rễ thần kinh. Thông thường, u màng não là u lành tính nhưng rất khó cắt hết và khối u này rất dễ tái phát. Phần lớn u rễ thần kinh là u lành tính, song nếu nó trở thành u ác tính thì sẽ rất phức tạp khi điều trị.
U tủy sống: U tủy sống phát triển bên trong tủy sống, đặc biêt ở vùng tủy cổ. U này thường nằm bên trong mô kẽ tủy sống, nó được hình thành từ tế bào lót ống nội tủy hoặc tế bào đệm.
U tủy sống có hai dạng phổ biến là u tế bào sao và u tế bào lót ống nội tủy. Đây là những khối u lành tính nhưng rất khó để phẫu thuật cắt bỏ nó.
U ngoài màng cứng:U này thường do di căn hoặc u tế bào Schwann, nó hình thành từ tế bào bao quanh rễ sợi trục thần kinh. Trường hợp hiếm gặp, u ngoài màng cứng có thể phát triển xuyên qua lỗ liên đốt sống, dẫn đến nó nằm cả trong và ngoài cột sống.
Ngoài ra, còn có một số loại u cột sống như:
U di căn cột sống: U này do ung thư nguyên phát từ các cơ quan khác di căn tới cột sống. Một số loại ung thư như: ung thư xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi sẽ rất di căn tới cột sống. Ung thư phổi ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới là dễ di căn tới xương nhất. Ngoài ra, bệnh đa u tủy, ung thư đường tiêu hóa, thận và giáp…cũng dẽ di căn tới xương
U cột sống ở trẻ em: Là dạng u nguyên phát và nó rất hiếm gặp ở trẻ em. Mỗi dạng u như u nguyên bào xương, u sụn xương, u xương dạng xương,… sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, do cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, do vậy quá trình điều trị cần phải cân nhắc tới các yếu tố như: Độ vững của cột sống, nên hoặc không nên phẫu thuật, cần bảo tồn các chức năng thần kinh của trẻ…
Những nguyên nhân gây nên u cột sống
U cột sống là căn bệnh vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng có một số lý do được cho là nguyên nhân gây ra bệnh này:
- Tiếp xúc với chất sinh ung thư
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Yếu tố di truyền: U cột sống thường gặp ở một số người có cùng huyết thống.
Triệu chứng nhận biết căn bệnh u cột sống
Vì cột sống có các đốt sống khác nhau nên kích thước các khối u cũng khác nhau, dẫn tới dấu hiệu, triệu chứng của u cột sống ở mỗi người là khác nhau.
Một số triệu chứng thường gặp như:
- Xuất hiện cơn đau tại một số vị trí có u
- Đau khắp cột sống
- Cơ tay và cơ chân bị yếu
- Tay, chân, bàn tay và bàn chân bị mất xúc giác
- Đi đứng gặp khó khăn
- Mất chức năng ruột hoặc bàng quang
- Dây thần kinh bị chèn ép làm thay đổi mức độ tê liệt.
Chẩn đoán bệnh u cột sống
Để chẩn đoán, bước đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng, sau đó làm các xét nghiệm hình ảnh sẽ góp phần giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
- Chụp X-quang: Hình ảnh chụp các khớp và cấu trúc cột sống để tầm soát các nguyên nhân có khả năng gây đau lưng.
- Chụp CT scan: Để nhận biết kích thước và hình dạng của ống cột sống, cấu trúc xung quanh và các thành phần bên trong cột sống. Chụp CT sẽ dễ phát hiện khối u nhất.
- Chụp MRI: Sẽ quan sát và khảo sát tủy sống, cùng các rễ thần kinh cũng như cấu trúc xung quanh u.
Sau khi có hình ảnh xác định bước đầu là khối u, nhưng để biết là u lành hay ác tính thì cần làm sinh khiết, xác định type của u để có phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị u cột sống
Dựa vào sức khỏe người bệnh và mục tiêu điều trị mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có tiến hành phẫu thuật hay không.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật u cột sống: Phương pháp này sẽ theo dõi, hóa trị và xạ trị. Có thể được theo dõi bằng chụp MRI định kỳvới những khối u không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, một số khối u sẽ có tiến triển tốt khi được xạ trị.
Điều trị phẫu thuật u cột sống: Bác sĩ chỉ định phẫu thuật, tùy vào mỗi loại u mà có sự thay đổi khác nhau. U cột sống nguyên phát có thể được điều trị để cắt bỏ, u thứ phát do di chứng thì có thể phẫu thuật để bảo tồn chức năng thần kinh, giảm đau và giữ vững cột sống của người bệnh.
Để giảm đau cho bệnh nhân u cột sống có thể sử dụng thuốc giảm đau, massage trị liệu, máy massage, ghế massage, vật lý trị liệu… dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể.
Điều quan trọng là khi có những triệu chứng của u cột sống các bạn nên đến ngay các bệnh viện, cơ sơ y tế chuyên nghành để khám và xác định chính xác bệnh lý, tình trạng, từ đó được tư vấn phương pháp điều trị cụ thể, phù hợp.