Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm, có thể gây biến chắng nặng như liệt chân tay khiến người bệnh bị tàn phế. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn, hoặc có thể nặng nếu có tác động của ngoại lực như ngã, tai nạn khi lao động, tham gia giao thông.
Việc điều trị thoát vị cột sống cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Nếu như thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến gan và dạ dày; Phẫu thuật cũng có những tác động nguy hiểm, lâu lành bệnh hơn nên chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, việc điều trị bằng nội khoa và dùng thuốc không đáp ứng thì vật lý trị liệu được xem là biện pháp hỗ trợ rất hiệu quả, có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm cho người bệnh, đồng thời giúp lấy lại biên độ vận động.
Vận động trị liệu là một nhánh của vật lý trị liệu, với các bài tập được thiết kế phù hợp với thể trạng của từng đối tượng cụ thể. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về Vận động trị liệu khi bị thoát vị đĩa đệm nhé.
Tác dụng của vận động trị liệu
Nếu như công dụng chung của vật lý trị liệu là giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giảm cảm giác đau cho người bệnh; Tăng lượng máu, nước, dinh dưỡng tới cột sống, trong đó có đĩa đệm bị thoát vị thì các bài tập vận động có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp tại vùng bị tổn thương, giúp khớp linh hoạt và dây chằng dẻo dai hơn. Do đó người bệnh nhạnh chóng lấy lại biên độ vận động khớp, phục hồi lại chức năng của các cơ quan bị tổn thương.
Ngoài ra các bài tập cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, sự dẻo dai, từ đó người bệnh thực hiện các công việc và sinh hoạt hàng ngày dễ dàng hơn.
Các hình thực vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Phương pháp điều trị thụ động
- Mát xa mô sâu: Giúp giảm co thắt cơ, căng cơ, tăng cường sự chuyển động tại các khớp thoát vị để chúng linh hoạt hơn. Tùy theo vị trí bị thoát vị mà các bác sĩ sẽ xoa bóp tại vùng cổ - vai – gáy – lưng trên hoặc lưng dưới – xương chậu – hông – đùi cho người bệnh để giảm đau tại chỗ.
- Liệu pháp nhiệt: Nhiệt nóng giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan, giảm đau. Nhiệt lạnh có tác dụng làm chậm lưu thông máu, giảm co thắt, giảm khả năng dẫn truyền thần kinh, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề.
- Thủy trị liệu: Nhờ khả năng giữ nhiệt và năng lượng hiệu quả nên nước là môi trường lý tưởng giúp người bệnh làm nóng hoặc lạnh một vùng cơ thể. Những bồn có khả năng tạo sóng còn giúp thư giãn, giảm sưng đau và phù nề hiệu quả.
- Sử dụng dòn điện: Có tác dụng giảm đau do ức chế sự dẫn truyền cảm giác lên não, giảm trương lực co thắt cơ, giúp thư giãn cơ. Có nhiều biện pháp điện trị liệu khác nhau: Sóng ngắn giúp tăng tuần hoàn trongmoo sau, loại bỏ kháng thể viêm; Siêu âm kích thích màng tế bào rung lên, thúc đẩy tuần hoàn và dinh dưỡng cục bộ, giảm đau, kháng viêm; Kích thích điện được áp dụng cho các bệnh nhân bị đau cấp tính; Tia laser cường độ cao giúp giảm đau và tê hiệu quả, đồng thời kích thích quá trình tái tạo mô.
- Kéo giãn giảm áp cột sống: Tác động cơ học lên vùng cột sống của người bệnh, giúp giải phóng dây thần kinh, phục hồi vị trí tự nhiên ban đầu của đĩa đệm.
Phương pháp điều trị tích cực
Nếu như phương pháp điều trị thụ động thường là người bệnh nằm tại chỗ và các chuyên gia trị liệu sử dụng các tác động vật lý để tác động vào cơ thể thì phương pháp điều trị tích cực đòi hỏi người bệnh phải tham gia tích cực hơn.
- Vận động trị liệu: Bài tập vận động trị liệu giúp ổn định cũng như tăng sự linh hoạt cho cột sống. Nhiều người bệnh không biết rằng sự vững chắc của các cơ bụng sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của cột sống. Khi cơ bụng yếu thì sẽ còn gây thêm áp lực lên cơ lưng. Bởi vậy, khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bụng, qua đó cải thiện tình trạng cột sống cho người bệnh.
- Thủy trị liệu: Khác với thủy trị liệu bị động, người bệnh chủ yếu thư giãn trong bồn thì thủy trị liệu bao gồm các bài tập vận động nhẹ nhàng dưới nước. Nhờ lực đẩy của nước mà một số bài tập vận động cũng dễ dàng thực hiện hơn, rất tốt cho những người bị tổn thương khớp. Người bệnh có thể thuận lợi hoàn thành các bài tập mà không phải chịu nhiều đau đớn.
- Tăng cường cơ bắp: Thói quen xấu khi sinh hoạt và làm việc khiến cho hệ thống xương khớp bị phá vỡ sự cân bằng. Tùy theo tình trạng thoát vị của người bệnh mà các chuyên gia sẽ tư vấn các bài tập phù hợp giúp kéo giãn những cơ bị co rút, tăng cường sức mạnh cho các cơ còn yếu.
Những bài tập vận động cho người thoát vị đĩa đệm
Một lưu ý rằng thoát vị có nhiều nguyên nhân và có thể diễn tiến qua nhiều cấp độ khác nhau. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả các bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ cụ thể để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra cũng cần phải điều chỉnh lại tư thế làm việc, sinh hoạt (nếu bị sai), có chế độ dinh dưỡng khoa học. Nếu có điều kiện thì áp dụng massage trị liệu, hoặc sử dụng ghế massage tại nhà để thư giãn, giảm áp lực cho hệ thống xương khớp.
Dưới đây là một số bài tập vận động rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống mà các bạn có thể tham khảo.
Tư thế em bé
- Người bệnh ở tư thế quỳ, 2 đầu gối sát nhau.
- Đưa hai tay lên cao rồi gập người, cố gắng vươn hai tay ra càng xa càng tốt.
- Mắt nhắm, thả lỏng đầu – cổ - vai – lưng – cánh tay trong 30 giây.
- Nhẹ nhàng nâng người lên, trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 2 – 3 lần.
Tư thế căng cơ cổ
- Người bệnh ngồi thẳng lưng trên sàn, 2 chân bắt chéo.
- Duỗi thẳng tay phải, đặt tay trái lên đỉnh đầu.
- Kéo nhẹ đầu sang trái, duy trì tư thế trong khoảng 15 – 20 giây.
- Từ từ trả đầu vị vị trí ban đầu.
Tư thế rắn hổ mang
- Bắt đầu với tư thế nằm sấp, chống 2 tay xuống mặt sàn, đặt sát ngực.
- Hít vào chậm rãi rồi từ từ sử dụng lực của tay để nâng người lên.
- Mắt hướng về trước, duỗi thẳng cánh tay, đẩy vai ra sau để mở ngực.
- Duy trì tư thế trong 15 – 20 giây.
- Lặp lại động tác 2 – 3 lần.
Tư thế chó úp mặt
- Đầu gối mở rộng bằng hông, 2 tay rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.
- Sử dụng lực của tay để nâng người lên cao, 2 chân duỗi thẳng.
- Dịch 2 tay về trước, 2 chân lùi về phía sau để có thể kéo dài cơ thể. Cần ép chặt bắp đùi khidi chuyển.
- Duy trì tư thế trong 30 giây.
- Lặp lại động tác 2 – 3 lần.
Tư thế cây cầu
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, 2 tay đặt bên dưới mông, đầu gối co, bàn chân chạm sàn.
- Từ từ thực hiện siết cơ mông và cơ bụng trước khi nâng người lên.
- Nhấc hông lên cao để tạo thành đường thẳng từ đầu gối cho tới vai.
- Siết chặt cơ bụng và thực hiện hít thở sau.
- Duy trì tư thế trong 20 – 30 giây, hạ người về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác 2 – 3 lần.
Trên đây là một số chia sẻ về Vận động trị liệu khi bị thoát vị đĩa đệm. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng vào trong cuộc sống để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn nhé !