Những cơn đau mạn tính có thể xuất hiện vào bất cư thời điểm nào, ảnh hưởng tới khả năng vận động cũng như sinh hoạt, công việc của chúng ta. Trong những trường hợp như vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc giản đau thì vật lý trị liệu sẽ giúp ích rất nhiều.
Vậy lý trị liệu có tác dụng giảm đau thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Các truyên gia sẽ giúp người bị đau tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng cũng như áp dụng các hinh thức trị liệu phù hợp.
Vậy, cụ thể vật lý trị liệu giảm đau thông qua cơ chế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung được chia sẻ dưới đây nhé.
Vận động trong vật lý trị liệu
Các chuyên gia trị liệu sẽ tiến hành xác định cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng đau, sau đó họ sẽ điều trị thông qua việc áp dụng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp. Một liệu trình có thể bao gồm một hay nhiều dạng như:
- Các bài tập nhịp điệu nhẹ nhàng, có tác dụng tăng cường nhịp tim của người tập mà không tác động nhiều đến khớp. Các chuyên gia có thể yêu cầu bạn đi bộ nhanh với máy tập đi bộ để khởi động trước khi bước vào các bài tập chính thức.
- Bài tập thể lực bao gồm các bài tập có tay không, sử dụng chính trọng lượng cơ thể làm đối trọng (squat, hít đất); Hoặc sử dụng các dụng cụ phục hồi chức năng, các máy tập thể dục để hỗ trợ. Các bài tập thể lực sẽ cần tới các nhóm cơ chính yếu trên cơ thể tham gia vào quá trình vận động.
- Các bài tập giảm đau sẽ tập trung vào các khu vực bị đau nhức với mục đích tăng cường sức mạnh của cơ, sự linh hoạt và khả năng phối hợp của các khớp.
- Bài tập cơ cơ sử dụng những bước di chuyển nhẹ nhàng để khớp động cơ thể. Các chuyên gia sẽ tính toán và đưa ra yêu cầu cụ thể để đảm bảo bạn không bị căng cơ quá mức.
Vận động trị liệu ban đầu thường diễn ra tại bệnh viện, trung tâm trị liệu – phục hồi chức năng. Sau khi đã quen người bệnh có thể tự tập tại nhà. Định kì đến khám để xác định mức độ hồi phục cũng như điều chỉnh các bài tập phù hợp.
Các biện pháp khác trong vật lý trị liệu
Để tăng cường hiệu quả, bên cạnh vận động trị liệu thì các chuyên gia cũng kết hợp với các biện pháp khác như:
- Chườm: Bao gồm có chườm nóng và chườm lạnh. Chườm nóng có tác dụng làm nóng mạch, tăng tuần hoàn máu. Trong khi đó công dụng lớn nhất của chườm lạnh là giảm viêm. Cả 2 biện pháp này đều có khả năng đẩy lùi cơn đau.
- Massage bấm huyệt: Tiến hành massage xoa bóp tại khu vực bị tổn thương sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Nếu bạn chưa nắm các kĩ thuật bấm huyệt này thì nên thực hiện tại các trung tâm trị liệu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Sử dụng dòng điện: Kích thích điện qua da cũng có tác dụng giảm đau. Cơ chế của nó là ngăn chặn các tín hiệu đau truyền tới não bộ. Một thiết bị có khả năng đưa dòng điện có cường độ nhỏ đến cột sống để chặn các tín hiệu đau sẽ được đưa vào trong cơ thể. Sóng siêu âm cũng có cơ chế tương tự.
Vật lý trị liệu có gây đau?
Trong phần đa trường hợp thì vật lý trị liệu là an toàn và không gây đau. Tuy nhiên, với một số người thì không hẳn như thế. Vì phương pháp này có thể không phù hợp với một số người hoặc cơ địa của đối tượng không đáp ứng. Trong một số trường hợp, người thực hiện có tay nghề thấp cũng có thể gây đau. Hoặc có thể do người bệnh tìm trúng các cơ sở thiếu uy tín, nhân viên không được đào tạo bài bản nên trong quá trình thực hiện gây đau.
Trong quá trình áp dụng vật lý trị liệu nếu thấy đau nhiều thì bạn nên dừng lại để trao đổi thêm với bác sĩ trị liệu, vì không ai hiểu rõ cơn đau của bản thân hơn chính bạn.
Trường hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau các bạn không nên tự ý mua thuốc về uống, mà nên đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị !