Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Nhưng nhiều người bị mắc chứng khó ngủ hoặc thức giấc nhiều lần trong đệm. Các nhà nghiên cứu cho biết: Việc thức giấc 4 – 6 lần trong đêm là bình thường, chúng ta sẽ dễ dàng ngủ lại. Tuy nhiên, nếu khó ngủ lại sau đó nghĩa là bạn đang gặp một số vấn đề khiến cho bản thân không thể nghỉ ngơi như ý.
Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến bạn hay bị tỉnh giấc giữa đêm.
Vị trí ngủ không phù hợp
Nếu hay bị thức giấc giữa đêm kèm theo tình trạng mệt mỏi kéo dài, đầu bị đau, ợ nóng, đau cổ, đau lưng… Thì có thể là do tư thế của bạn không thích hợp. Các bạn nên lưu ý kiểm tra lại giường ngủ, nệm xem có bị cứng quá không, hoặc ngược lại là quá mềm. Cũng đừng quên kiểm tra lại độ cao của gối có phù hợp để nâng đã đầu và cổ hay chưa.
Nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và lưu thông máu, tăng cường sức khỏe cảm xúc, hỗ trợ bạch huyết di chuyển, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Nếu nằm ngửa bạn nên có thêm 1 chiêc gối ở dưới đầu gối để giảm áp lực cho phần lưng. Nếu nằm nghiên thì nên sử dụng gối ở dưới nách để hỗ trợ tay, 1 gối khác ở dưới chân để cột sống tự nhiên hơn. Còn nếu nằm sấp thì bạn nên sử dụng gối mỏng hoặc không dùng gối.
Tiếng ồn
Tiếng ồn từ môi trường xung quanh cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta hay bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Điều này thường xảy ra với những người sống tại các thành phố lớn vốn ồn ào cả ngày và đêm. Ngoài ra âm thanh từ chuông báo thức của người cùng ngủ, tiếng hàng xóm bật ti vi mỗi sáng, còi xe, vật nuôi… đều có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Để hạn chế tiếng ồn các bạn có thể sử dụng nút bịt lỗ tai. Bạn cũng nên nghiên cứu phương án làm tường cách âm. Nếu hàng xóm làm ồn quá mức thì cần được nhắc nhở, thậm chí báo với ban quản lý chung cư, bảo vệ dân phố…
Rối loạn ngưng thở khi ngủ
Đây là một rối loạn xảy ra do đường hô hấp trên bị chặn một phần hoặc hoàn toàn khiến cho người bị rối loạn ngưng thở nhiều lần trong đêm. Nguyên nhân do lượng oxy lên não bị giảm đột ngột. Các triệu chứng kèm theo rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm đau đầu, khô miệng, đau ở ngực, buồn ngủ tột độ, tâm trạng bị thay đổi.
Nếu bị chẩn đoán mắc chứng tối loạn ngưng thở khi ngủ các bác sĩ thường khuyên bạn sử dụng thiết bị tạo áp suất đường thở liên tục để giúp cho đường hô hấp trên luôn ở trạng thái thông suốt. Trong một số trường hợp, phẫu thuật chỉnh hình có thể giúp thở dễ dàng hơn thông qua điều chỉnh lại vị trí lưỡi, hàm.
Hội chứng chân không yên
Đây là một bệnh lý thần kinh khiến người bệnh xuất hiện những xung động ở chân không mà không thể kiểm soát. Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và không thể cử động chân thì rất có thể bạn đã mức chứng chân không yên. Nó khiến cho đôi chân khó chịu vào tối, đêm khi đang ngồi hoặc nằm, cũng có thể xảy ra ở cả tay. Việc di chuyển đôi chân chỉ giúp giảm cảm giác khó chịu một cách tạm thời.
Hội chứng này phá vỡ giấc ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, trong nhiều trường hợp còn gây ngứa, tên hoặc mất cảm giấc ở hai chân, đôi khi là nhói ở chân.
Để đối phó lại tình trạng nà các bạn nên thực hiện massage chân (tự massage hoặc sử dụng ghế massage tại nhà), tập thể dục thể thao, tấm nước ấm.
Nhiệt độ phòng không phù hợp
Chúng ta có thể bị tỉnh giấc giữa đêm do quá nóng hoặc quá lạnh. Về nguyên tắc, nếu nhiệt độ cơ thể giảm một chút thì chúng ta dễ ngủ hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nhiệt độ giảm mạnh, quá lạnh.
Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nên ở mức 18.3 – 21 độ C. Bạn có thể thử tắm nước ấm. Nó khiến bạn tăng nhiệt độ cơ thể, và sau khi bước ra khỏi buồng tắm thì nhiệt độ cơ thể lại giảm. Điều này gửi tiến hiệu tới não bộ và giúp bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Thói quen uống rượu trước khi ngủ
Ở một góc độ nhất định, rượu có tá dụng an thần và giúp dễ ngủ. Nhưng khi cơ thể chuyển hóa rượu thì chất lượng giấc ngủ lại bị giảm sút, điều này khiến bạn dễ bị tỉnh giấc.
Do đó việc tránh sử dụng rượu cũng như các loại thức uống có cồn thời điểm ít nhất 1h trước khi lên giường là cần thiết.
Thói quen truy cập Internet
Lượt mạng xã hội, xem video… ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. Nguyên nhân là ánh sáng xanh phát ra từ máy tính, điện thoại ngăn có thể sản sinh melatonin – hóc môn có tác dụng điều hòa giấc ngủ.
Bạn nên ngưng sử dụng tất cả các thiết bị điện tử 1 – 2h trước khi đi ngủ. Khi sử dụng các thiết bị này trong ngày cũng cần giữ đúng tư thế ngồi, khoảng cách từ mắt tới màn hình để giảm mệt mỏi.
Trên đây là 7 nguyên nhân khiến bạn hay bị tỉnh giấc giữa đêm. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp các bạn chăm sóc giấc ngủ tốt hơn !