Chấn thương khớp gối thường gặp nhất khi chơi thể thao và trong quá trình lao động, sinh hoạt hàng ngày. Chấn thương gối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của người bệnh. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu một số loại chấn thương khớp gối thường gặp nhé.
Chấn thương đứt dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước được cấu tạo bám từ lồi cầu xương đùi tới mâm chày, nó có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không bị xoay vào trong và trượt ra trước. Trường hợp dây chằng chéo trước bị tổn thương thường gặp nhất là khi nhảy cao và chân tiếp đất trong tư thế không thuận, hoặc chân vẫn giữ nguyên nhưng xoay người chuyển hướng đột ngột.
Có khoảng 50% trường hợp dây chằng chéo trước bị tổn thương sẽ kèm theo rách sụn chêm, bong sụn khớp, hoặc các dây chằng khác cũng bị tổn thương.
Dây chằng chéo trước bị tổn thương với các hình thái: tổn thương hoàn toàn,tổn thương không hoàn toàn, hoặc bong chỗ bám…
Tổn thương dây chằng chéo trước được chia thành các mức độ sau:
- Độ 1: Gối còn vững nhưng dây chằng bị giãn.
- Độ 2: Đứt một phầndây chằng, gối bắt đầu bị lỏng vừa.
- Độ 3: Đứt hoàn toàndây chằng, gối lỏng lẻo
Biểu hiện lâm sàng của đứt dây chằng chéo trước
- Người bệnh bị sưng và đau vùng gối gây hạn chế vận động. Sau một thời gian tình trạng đau sưng sẽ tự hết.
- Gối lỏng lẻo:
+ Người bệnh có cảm giác chân bị yếu khi đi lại
+ Vì gối bị lỏng nên khó khăn trong việc đứng trụ một chân.
+ Dễ vấp ngã khi chạy nhanh.
+ Dễ bị trẹo gối khi đi trên mặt đường gập ghềnh.
+ Cảm giác không thật chân khi bước lên xuống cầu thang, khó khăn khi đi xuống dốc.
- Bị teo cơ: Đùi bên chấn thương bị teo cơ nên sẽ nhỏ dần khiến chân càng ngày càng yếu. Những người ít vận động càng dễ bị teo cơ.
Những hậu quả do tổn thương dây chằng chéo trước gây ra:
- Có sự thay đổi lớn về quan hệ động học giữa xương đùi và xương chày khi dây chằng chéo trước bị đứt. Lực được phân bố từ đùi xuống chân không bình thường, có thể gây ra tổn thương khác như rách sụn chêm và thoái hóa khớp gối.
- Tổn thương sụn chêm thứ phát: Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương khiến mâm chày bị trượt ra kéo theo tổn thương sụn chêm.
- Gây ra thoái hóa khớp: Khi dây chằng chéo trước không thực hiện được vai trò của mình, động học khớp gối sẽ thay đổi bất thường. Nếu sự thay đổi này kéo dài dễ khiến sụn khớp bị thương, có thể bị mòn hoặc bị bong lớp sụn dẫn tới tình trạng khớp gối bị thoái hóa.
Chấn thương đứt dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau và xoay ngoài.
Khi dây chằng chéo sau bị tổn thương, nó cũng có biểu hiện giống tổn thương dây chằng chéo trước như gây sưng đau, gối lỏng lẻo, có thể dẫn tới teo cơ…
Khi dây chằng chéo sau bị tổn thương sẽ gây hậu quả sụn chêm thứ phát dễ bị tổn thương và dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối. Song hậu quả sẽ không nghiêm trọng như chấn thương dây chằng chéo trước.
Chấn thương gây tổn thương chằng bên trong
Khi bạn vặn xoắn cơ thể hoặc dạng cẳng chân quá mức sẽ khiến dây chằng bên chày có thể bị tổn thương một phần hoặc hoàn toàn. Dây chằng có thể bị bong điểm bám chày hoặc bám đùi.
Khớp gối vặn xoắn bị tổn thương, cơn đau thường xuất hiện ở mặt trong của khớp gối. Những trường hợp bị tổn thương nặng sẽ gây tràn dịch khớp gối.
Khi dây chằng bị tổn thương đơn thuần thì chụp X- quang sẽ phát hiện được. Tuy nhiên phần lớn tổn thương khớp gối sẽ không thể phát hiện khi chụp X-quang.
Dây chằng bên chày nếu không đứt hoàn toàn sẽ được điều trị tránh những tổn thương nặng hơn trong quá trình phục hồi. Giai đoạn này cần để khớp gối bất động.
Khi dây chằng bên chày bị đứt hoàn toàn sẽ phải sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc bó bột trong khoảng 6 tuần. Thông thường khi dây chằng bên chày bị tổn thương, nó sẽ kéo theo các tổn thương sụn chêm hoặc dây chằng chéo…
Chấn thương dây chằng bên ngoài
Khi dây chằng bên ngoài bị tổn thương nó sẽ kéo theo các tổn thương ở cấu trúc xung quanh như gân cơ hoặc dải chậu chày. Chỏm xương mác và dây thần kinh cũng có thể bị tổn thương. Mặt trong khớp gối bị đau, mặt ngoài khớp gối bị yếu…
Phương pháp điều trị dây chằng ngoài bị đứt một phần cũng tương tự như dây chằng trong. Trường hợp dây chằng bên mác bị đứt hoàn toàn sẽ cần phải phẫu thuật để tái tạo.
Sau phẫu thuậtcần để chân được bất động trong vòng 6 tuần bằng bột đùi cẳng bàn chân.
Sụn chêm bị tổn thương
Đây là tổn thương dễ gặp nhất ở khớp gối đối với những người chơi thể thao, ngoài ra nó cũng có thể xảy ra khi gặp tai nạn giao thông.
Sụn chêm nằm lót giữa hai mặt khớp xương đùi và xương chày. Sụn chêm trong có hình chữ C, sụn chêm ngoài hình chữ O. Sụn chêm làm nhiệm vụ hấp thụ và phân phối lực tác động lên khớp gối. Bên cạnh đó sụn chêm cũng có tác dụng lấp đầy khe khớp để ngăn màng hoạt dịch và bao khớp tràn vào trong khe khớp.
Khi sụn chêm bị tổn thương có biểu hiện lâm sàng:
- Ấn ngón tay vào khớp gối sẽ cảm giác nơi khe khớp bị đau.
- Khớp gối bị tràn dịch, có thể xuất hiện tình trạng kẹt khe khớp, nếu tổn thương kéo dài có thể bị teo cơ đùi…
Tổn thương sụn khớp
Sụn khớp bao phủ đầu xương đùi và xương chày ở trong khớp giúp gối cử động nhẹ nhàng đồng thời chịu sức nặng của cơ thể. Khi sụn khớp bị tổn thương sẽ không có khả năng tự liền bởi nó không có mạch nuôi và không có đầu mút thần kinh.
Khi sụn khớp bị tổn thương dễ kéo theo tổn thương dây chằng chéo trước do bị lực tác động từ bên ngoài quá mạnh khiến sụn bị bong, vỡ… tổn thương sụn khớp nặng có thể gây ra mảnh sụn tạo thành dị vật làm kẹt khớp.
Để hạn chế chấn thương khớp gối các bạn nên khởi động kỹ trước khi thể dục thể thao. Sử dụng sport massage trước và sau khi thi đấu, luyện tập. Trang bị máy massage chân hoặc ghế massage toàn thân để giúp khớp gối dẻo dai, linh hoạt hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về Các tổn thương thường gặp khi bị chấn thương khớp gối từ Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc khác nào liên quan đến chấn thương gối, sport massage, massage thể thao, ghế massage... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể !