Phòng tránh chấn thương khi nâng vật nặng

Rối loạn cơ xương do sự tác động của nghề nghiệp là chứng bệnh khá phổ biến hiện nay. Ở mỗi người sẽ có sự rối loạn cơ xương ở mức độ khác nhau, người bị nhẹ, người bị nặng, có người bị mãn tính gây ảnh hưởng tới khả năng vận động và lao động. Trong bài viết này các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu vể cách phòng tránh chấn thương cơ xương khi nâng vật nặng nhé.

Mang vác vật nặng đúng cách, tránh chấn thương

Chấn thương cơ xương chủ yếu là do tư thế khi nâng vật nặng không đúng cách hoặc trọng lượng mang vác vượt quá sức của bản thân người mang. Mang vác vật nặng gây chấn thương là nguyên nhân lớn gây thoái hóa cột sống. Đốt sống sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi bạn mang vật nhẹ nhưng sai tư thế.

Cơ xương khớp dễ bị ảnh hưởng nhất ở những người lớn tuổi, người đã từng mắc các chứng bệnh về xương khớp… vì thế khi mang vác vật nặng cần thực hiện đúng cách.

bị đau khi mang vác vật nặng

- Trước khi nâng, hãy kiểm tra trọng lượng của vật: Hãy đẩy nhẹ vật để ước chừng trọng lượng đồng thời xem vật đó có dễ di chuyển không bởi thông thường kích thước của vật sẽ không tương ứng với trọng lượng.

- Kiểm tra quy cách đóng gói của vật: Xác nhận xem vật đã được đóng gói kỹ càng và phân bố cân bằng trọng lượng chưa.Vật có dễ cầm khi nâng lên không…

- Hãy sử dụng một cái thang khi cần nâng vật cao hơn đầu để tránh làm tổn thương cột sống của bạn.

- Hãy đứng gần vật cần nâng nhất có thể hoặc kéo vật cần nâng gần về phía mình nhất.

- Không với tay ra ngoài tầm với của bạn và không để lưng bị cong.

- Khi nâng vật lên, không dùng sức của lưng mà hãy dừng sức của đôi chân và cánh tay để tránh làm tổn thương cột sống.

- Tránh nâng các vật nặng vượt quá khả năng của mình.

- Lúc nâng hãy ôm sát vật vào người, không dùng cử động của lưng, hôngmà chỉ dùng cơ bắp, và cử động của tay, chân, đùikhi nang vật. Lưng cần giữ thẳng và không ngả ra phía sau.

- Chân mở rộng bằng vai, khối vật nặng luôn phải đạt giữa hai chân, tay cầm chắc vật cần nâng. Khi nâng lên cần ép cùi trỏ vào, tuyệt đối không nâng vật nặng khi cùi trỏ khuỳnh ra hai bên.

- Vật nặng cần mang phải có kích thước vừa phải, tránh cản tầm mắt khi di chuyển để tránh vướng phải các vật cản phía trước. Nếu cần chuyển hướng, hãy xoay chân để xoay người, không được xoay hông và lưng.

- Lưu ý khi đặt vật nặng xuống phải dùng cơ bắp và cử động của tay, chân chứ không dùng cử động lưng. Không cúi người khi đặt vật nặng xuống. Khi cần đặt vật nặng lên vị trí cao như đặt lên kệ, đặt lên xe…hãy đặt vật lên và đẩy vào trong. Hãy nhớ luôn đẩy chứ không được kéo bới vì khi dùng lực kéo vị trí làm việc của tay, của vai và lưng sẽ không được thuận tiện, tự nhiên. Cử động kéo gây bất lợi cho các vùng cơ bắp ở vai, lưng, tay.

chấn thương lưng khi mang vật nặng

Tránh tổn thương vùng lưng khi lao động nặng

- Hãy khởi động kỹ càng trước khi nâng bất cứ vật gì. Khi khởi động trước sẽ giúp làm giãn cơ từ từ và không gây ảnh hưởng đến cơ bắp. Như vậy, khởi động chính là bài tập có cường độ nhẹ để cơ làm quen dần với cường độ làm việc, đồng thời cũng giúp máu lưu thông đều tới các cơ.

- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi: Khi phải mang vác nhiều vật nặng, hãy dành chút thời gian nghỉ ngơi giữa các lần mang vác, không nên gấp gáp.

- Quan sát xung quanh trước khi nâng vật, đồng thời cần đảm bảo tầm mắt của bạn có thể quan sát xung quanh trong quá trình bạn di chuyển và mang vác vật nặng.

- Khi mang vác vật, tránh di chuyển trên bề mặt trơn và không bằng phẳng.

- Không phụ thuộc và ỷ vào đai lưng khi mang vác vật nặng, bởi chưa có nghiên cứu nào chứng minh đai lưng có thể bảo vệ lưng bạn khi mang vác các vật nặng.

- Có thể sử dụng đòn bẩy, xe kéo hoặc nhờ người trợ giúp khi bạn cần di chuyển một vật rất nặng.

- Bê vác vật phù hợp với sức của mình: Các cơ cần được làm quen với cường độ làm việc và trong lương vật cần bê vác. Trường hợp bạn gắng quá sức bê vật nặng sẽ vượt quá sự chịu năng của cơ, dễ gây chấn thương.

- Giãn cơ sau mỗi lần kết thúc công việc: Giãn cơ sẽ giúp cơ tăng khả năng đàn hồi, đồng thời động tác giãn cơ cũng giúp lượng máu từ cơ về tim được điều chỉnh. Các bạn có thể áp dụng massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage tại nhà để giúp cơ thể được thư giãn.

- Trường hợp bị chấn thương do mang vác vật nặng, người bệnh cần có biện pháp giảm đau, chống viêm để giải quyết vấn đề tạm thời. Sau đó hãy tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng cơ xương khớp tại những vị trí bị đau, tránh để kéo dài có thể gây biến chứng thànhbệnh xương khớp mãn tính.

Trên đây là một số chia sẻ về Phòng tránh chấn thương khi nâng vật nặng từ Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thức mắc nào liên quan đến các chấn thương cơ - xương - khớp, massage trị liệu, ghế massage... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. 

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phương pháp điều trị u cột sống

U cột sống là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của nười bệnh. Nếu u cột sống không được phát hiện kịp ...

Chăm sóc người bệnh khi điều trị gãy xương

Hiện nay phương pháp phẫu thuật kết hợp xương đang được áp dụng phổ biến trong việc điều trị gãy xương. Phương pháp này ...

Sụn khớp bị bào mòn và phương pháp điều trị

Khớp gối có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Khớp gối chống đỡ cơ thể và giúp các chuyển động trơn tru, ...

Cách sơ cứu khi bị gãy xương

Gãy xương là chấn thương có thể gặp phải gặp trong đời sống hàng ngày. Chấn thương gãy xương xảy ra có thể do tai nạn ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...