Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy chu kỳ Mặt Trăng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. Tuy nhiên, kết quả này không được khẳng định mà nó chỉ mang tính gợi ý. Chu kỳ mặt trăng khiến con người ngủ ít hơn một chút khi Mặt Trăng tròn, sáng hoặc trăng non, mờ.
Thế nào là chu kỳ Mặt Trăng?
Mặt Trăng có sự thay đổi hàng đêm, khi tròn và sáng có lúc lại là trăng lưỡi liềm và mờ ảo. Sở dĩ có điều này là bởi Mặt Trăng không tự tạo ra ánh sáng mà nó được chiếu sáng bởi Mặt Trời. Vì vậy, sẽ tùy thuộc vào vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái đất có sự tương quan với nhau sẽ tạo ra lượng ánh sáng Mặt Trời phản xạ khác nhau. Đây là nguyên nhân chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt Trăng có những thay đổi hình dạng theo thời gian.
Trăng rằm sẽ tròn hoàn chỉnh rồi Mặt Trăng nhỏ dần mỗi đêm và nó sẽ hoàn toàn không nhìn thấy được. Mặt Trăng sẽ phải mất 29,5 ngày để nó hoàn thành quá trình đầy rồi khuyết.
Chu kỳ của Mặt Trăng biến đổi được chia thành 8 giai đoạn, phản ánh quá trình tăng hay giảm độ tròn, đó là:
- Trăng non;
- Trăng lưỡi liềm;
- Bán nguyệt đầu tháng;
- Trăng khuyết;
- Trăng tròn;
- Trăng khuyết;
- Bán nguyệt cuối tháng;
- Trăng lưỡi liềm.
Mỗi chu kỳ sẽ có sự tương quan với các vị trí riêng của Mặt Trăng, Trái đất và Mặt trời.
Ngoài ra, mỗi đêm Mặt Trăng sẽ xuất hiện ở một vị trí khác nhau trên bầu trời khi thực hiện quỹ đạo quay quanh Trái đất. Điều này ảnh hưởng tới thời gian mọc và lặn của Mặt Trăng.
Trăng tròn là khi đối diện với Trái đất và Mặt trời, vì vậy Trăng mọc vào buổi tối và lặn vào buổi sáng.
Trăng non là khi Mặt Trăng thẳng hàng với Mặt Trời, vì thế cả hai sẽ mọc và lặn cùng nhau.
Chu kỳ Mặt Trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của Mặt Trăng đối với nhịp sinh học. Các yếu tố khác như đường kính cây, mô hình sinh sản của cua, hoạt động vào ban đêm của một số loại động vật… có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ Mặt Trăng. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của chu kỳ Mặt Trăng tới con người thì hầu như các nghiên cứu chưa đưa ra được kết quả cụ thể vì nó vẫn còn sự mâu thuẫn.
Mặc dù vậy, có bằng chứng đã chỉ ra rằng các chu kỳ Mặt Trăng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của con người, trong đó phát hiện rõ nhất là giai đoạn trăng tròn.
Một phân tích trong các nghiên cứu cho rằng trăng tròn có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Tổng thời gian ngủ trong thời gian trăng tròn giảm 25 phút, chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn, ngủ không sâu và không ngon giấc.
Nguyên nhân Mặt trăng ảnh hưởng tới giấc ngủ
Ánh sáng của Mặt Trăng làm cho giấc ngủ bị gián đoạn
Đã có một số giả thuyết cho rằng trăng tròn khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Nguyên nhân xảy ra điều này là bởi lượng ánh sáng Mặt Trời phản xạ trở lại Trái đất. Trong khi đó, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể con ngườilại được hiệu chỉnh bằng cách tăng và giảm mức độ hormone để phản ứng với nhận thức ánh sáng. Vì thế, chính mức độ ánh sáng đã trở thành yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Sức khỏe con người bị tác động bởi điện từ học
Một giả thuyết khác đã được các nhà khoa học đưa ra, đó là Mặt Trăng có thể gây ra các dao động điện từ trên Trái đất. Trong khi đó con người thường nhạy cảm với các biến thể địa từ ở mức độ thấp. Có thể kể đến như bão địa từ và cực quang sẽ tác động gây đau đầu, làm thay đổi huyết áp và lưu lượng máu, thậm chí có thể gây đau tim. Mặc dù chưa có kết luận chính xác, song giả thuyết cũng cho rằng sự thay đổi này có thể liên quan tới nồng độ hormone của cơ thể, đứt gãy DNA và gây viêm.
Trọng lực có thể tác động làm thay đổi giấc ngủ
Một số ý kiến cho rằng lực hấp dẫn của Mặt Trăng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nguyên nhân do cơ thể con người chủ yếu là nước, trong khi lực hấp dẫn của Mặt Trăng lại ảnh hưởng lớn tới thủy triều đại dương. Tuy nhiên, nó chỉ ảnh hưởng rất nhỏ tới con người. Do đó, nếu có sự thay đổi giấc ngủ trong một chu kỳ Mặt Trăng thì khả năng do thay đổi trọng lực gây ra là rất thấp.
Ảnh hưởng của chu kỳ Mặt Trăng tới giấc ngủ ở nam giới và phụ nữ
Sự tác động tới giấc ngủ của phụ nữ
Đã từ lâu, sự tác động của Mặt Trăng tới khả năng sinh sản của phụ nữ là vấn đề gây ra nhiều bàn cãi. Một số người tin rằng tuần trăng có thể kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Nếu đúng như vậy thì chu kỳ Mặt Trăng sẽ có thể thông qua nội tiết tố nữ để tác động đến giấc ngủ ở phụ nữ.
Một số nghiên cứu còn đưa ra kết luận, khi giấc ngủ gặp vấn đề thì rất có thể là do phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và mãn kinh. Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa chu kỳ Mặt Trăng, mô hình sinh sản của phụ nữ và giấc ngủ vẫn còn đang là vấn đề gây tranh cãi và chưa có kết luận chính thức.
Sự tác động của chu kỳ Mặt Trăng tới giấc ngủ ở nam giới
Một nghiên cứu đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2016 - 2018 phát hiện ra rằng đàn ông nhạy cảm hơn với Mặt Trăng. Do đó, vào những đêm trong chu kỳ từ trăng non đến trăng tròn họ ngủ ít hơn khoảng 20 phút, giấc ngủ không sâu và thường mất khoảng 15 phút thức giấc giữa đêm.
Trên thực thế, để có được giấc ngủ ngon thì chúng ta cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh: Luyện thói quen đi ngủ đúng giờ, không sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm, giữ cho tâm trạng thoái mái, tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra các bạn còn có thể ngâm chân nước nóng vào buổi tổi, áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage để thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn !