Chấn thương đầu gối rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là người cao tuổi, người thường xuyên chơi thể thao… Khớp gối là khớp rất phức tạp, nó hoạt động như một chiếc bản lề cửa, giúp con người có thể co, duỗi chân, đứng ngồi và chạy nhảy. Khi gặp các chấn thương đầu gối thông thường có thể được điều trị tại nhà, trừ một số trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng sẽ cần can thiệp phẫu thuật.
Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tinh về điều trị chấn thương khớp gối nhé.
Tìm hiểu về cấu tạo của khớp gối
Là vùng khớp có vai trò quan trọng đặc biệt trong chuyển động của cơ thể con người. Khớp gối được cấu tạo như sau:
Mặt khớp: Khớp gối có 2 mặt khớp, bao gồm:
- Mặt khớp lồi cầu đùi - mâm chày
- Mặt khớp giữa lồi cầu đùi - bánh chè.
Cấu trúc sụn chêm nằm giữa mặt khớp lồi cầu đùi và mâm chày. Trong quá trình con người vận động khi sụn khớp lồi cầu đùi và mâm chày tiếp xúc thì sụn chêm sẽ có chức năng giảm gốc. Đồng thời, sụn chêm cũng đóng vai trò giữ cho khớp gối vững vàng khi con người vận động
-
Phương tiện nối khớp
- Bao khớp: Làm nhiệm vụ che chở và bảo vệ khớp.
- Dây chằng: gồm có dây chằng trong, ngoài, dây chằng chéo trước và chéo sau, giúp giữ vững khớp mỗi khi thực hiện các động tác.
-
Bao hoạt dịch
Là một lớp màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ khớp gối, nó có tác dụng tiết ra một lượng dịch khớp vừa đủ để bôi trơn cho quá trình vận động của khớp gối, đồng thời lớp màng hoạt dịch cũng có tác dụng chống các viêm nhiễm cho khớp gối.
Chẩn đoán chấn thương khớp gối qua hình ảnh
Phương pháp chụp phim X-quang quy ước: Khi bị chấn thương, người bệnh nên chụp phim Xquang quy ước để đánh giá được tình trạng chấn thương của các cơ quan trong khớp gối.
Chụp cộng hưởng từ: Sau khi bị chấn thương, khi vùng gối không còn phù nề, hết tụ máu, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp cộng hưởng từ để xác định rõ tình trạng tổn thương dây chằng chéo, sụn chêm, sụn khớp, các dây chằng bên… cũng như tìm hiểu những bất thường của phần mềm nơi đầu gối.
Phương pháp điều trị các tổn thương khi khớp gối bị chấn thương
-
Cách xử trí ban đầu
- Khi đầu gối bị chấn thương sẽ gây sưng, đau, vì thế cần để đầu gối bất động bằng cách nẹp hoặc bột.
- Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bị chấn thương có thể chườm đá vùng đầu gối.
- Uống thuốc giảm đau
- Nghỉ ngơi, để gối bất động trong khoảng 2 – 3 tuần để giảm phù nề.
- Trường hợp bị tràn máu khớp gối, không cần thiết phải chọc hút máu tránh làm nhiễm trùng khớp vì máu này thường sẽ tự tiêu.
-
Phương pháp điều trị bảo tồn
Thông thường khi bị chấn thương đầu gối có thể gây đứt dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, sụn chêm bị rách…phần lớn các tổn thương này không tự lành được nên cần phẫu thuật.
Tuy nhiên, một số trường hợp người cao tuổi không thể phẫu thuật, chỉ có thể điều trị bảo tồn. Người bệnh sẽ được nẹp bất động trong khoảng 3 tuần, sau đó thực hiện tập phục hồi chức năng tránh teo cơ.
-
Sử dụng phương pháp phẫu thuật
Sau khi bị chấn thương, tình trạng gối hết sưng, biên độ khớp tốt hơn, có thể tiến hành phẫu thuật. Ngày nay, với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, phương pháp phẫu thuật bằng nội soi được tiến hành và mang lại kết quả tốt.
Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật:
- Dây chằng chéo trước bị tổn thương độ 2 và độ 3
- Dây chằng chéo sau bị tổn thương làm khớp gối mất vững
- Tổn thương sụn chêm gây đau đớn hoặc kẹt khớp
- Khớp đến xương dưới sụn bị tổn thương, khớp có dị vật, kẹt khớp.
Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ rạch vài đường nhỏ dưới da có kích thước <1cm để tái tạo lại các dây chằng, khâu bảo tồn sụn chêm hoặc cắt bỏ phần sụn bị rách. Bỏ lớp sụn bị bong giúp lớp xơ sụn phát triển để lấp đầy vùng sụn bị khuyết.
-
Phương pháp tập luyện
Luyện tập là phương pháp đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị tổn thương dây chằng chéo khớp gối dù có phẫu thuật hay không phẫu thuật.
Luyện tập giúp người bệnh sớm trở lại các vận động, sinh hoạt hàng ngày. Các bài tập chức năng sẽ tăng sức mạnh cho cơ, duy trì biên độ cho khớp gối.
Trường hợp phẫu thuật, tập phục hồi chức năng sẽ giúp lấy lại biên độ cho khớp. Người bệnh có thể tập cơ đùi và các cơ quanh khớp, người bệnh sẽ tăng cường độ tập theo thời gian.
Phòng tránh chấn thương khớp gối
- Lưu ý vấn đề an toàn khi tham gia giao thông.
- Đề cao nguyên tắc an toàn trong lao động.
- Đối với những vận động viên thể thao chuyên nghiệp, hãy khởi động đủ, đúng kỹ thuật trước khi luyện tập hoặc tham gia thi đấu, đồng thời hạn chế tối đa các va chạm khi vận động. Có thể dùng sport massage – massage thể thao trước và sau mỗi trận đấu.
- Người không chuyên thể thao, cần vận động, luyện tập hàng ngày để xương khớp dẻo dai, tránh các chấn thương không đáng có. Các bạn cũng có thể sử dụng ghế massage tại nhà để tăng cường sự dẻo dai cho các khớp.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp điều trị chấn thương khớp gối từ Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến chấn thương khớp gối, massage trị liệu, sports massage, ghế massage… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.