Trường hợp người trẻ bị gãy cổ xương đùi là do gặp chấn thương nặng, đối với người già xương cổ đùi gãy có thể do bị ngã, hông bị đập xuống nền cứng. Gãy cổ xương đùi cũng có thể xảy ra ở người cao tuổi bị bệnh loãng xương bởi đây là nguyên nhân khiến xương dễ gãy. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường mắc các bệnh lý mãn tính đi kèm vì thế cần lưu ý tới việc chăm sóc đặc biệt là chế độ dinh dưỡng.
Tình trạng gãy cổ xương đùi
Là xương lớn nhất của cơ thể, xương đùi phải chịu tải trọng lớn, đồng thời nó góp phần quan trọng khi cơ thể vận động. Tình trạng cổ xương đùi bị gãy thường xảy ra nhiều nhất ở nhóm những người trên 50 tuổi.
Có vị trí nằm ngay bên dưới chỏm xương đùi, giữa hai hệ thống bè xương, vì thế vị trí cổ xương đùi rất yếu, dễ gãy nếu gặp chấn thương.
Gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi thường do nguyên nhân chính là bệnh loãng xương gây ra. Khi xương có mật độ xương thấp sẽ trở nên giòn và dễ gãy, cho dù người cao tuổi chỉ gặp chấn thương nhẹ hoặc vận động sai tư thế cũng có thể bị gãy cổ xương đùi.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất khi bị gãy cổ xương đùi đó là can thiệp phẫu thuật. Mục đích của việc phẫu thuật làđưa người bệnh sớm trở lại với sinh hoạt bình thường, đồng thời cũng tránh các biến chứng nặng như thoái hóa khớp hay tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng khiến xương đùi bị hoại tử.
Những nguyên nhân khiến cổ xương đùi bị gãy
Cổ xương đùi bị gãy do nhiều nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do gặp phải các chấn thương trong hoạt động hàng ngày. Chấn thương có thể trực tiếp do bị té ngãtừ trên cao mông đập xưống nền cứng hoặc bị xe đè lên,có thể là gián tiếp khi đang ở tư thế khép đùi bị một lực mạnh tác động vào bàn chân hoặc đầu gối.
Đối với người cao tuổi, dù gặp chấn thương nhẹ cũng có thể xảy ra tình trạng gãy cổ xương đùi.
Người bị gãy cổ xương đùi do bệnh lý là trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể xuất hiện ở người cao tuổi mắc chứng ung thư xương hay di căn xương, viêm xương, nang xương,...
Dấu hiệu nhận biết cổ xương đùi bị gãy
Nếu nhận biết được dấu hiệu cổ xương đùi bị gãy sẽ giúp người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.
- Người cao tuổi bị té ngã đập mông xuống nền cứng, sau đó xuất hiện các cơn đau ở vùng háng, không tự đứng dậy được. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị gãy cổ xương đùi nhưng vẫn đi lại được khiến người bệnh chủ quan không đi khám. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến các mảnh xương gãy găm chặt vào nhau làm cho xương bị lệch trục. Trường hợp nặng có thể bị hoại tử xương đùi do các mạch máu bị chèn ép.
- Cần lưu ý, khi nghi ngờ gãy cổ xương đùi, người bệnh nên hạn chế vận động chân tổn thương.
- Một số dấu hiệu lâm sàng có thể gặp như: chân bị sưng, nề, chân bị gãy ngắn hơn chân lành… Để chắc chắn, người bệnh cần được chụp X-quang khớp háng theo hướng thẳng và nghiêng để giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Tốt nhất nên tới khoa chấn thương chỉnh hình để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi
Điều trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi với mục tiêu quan trọng nhất là giúp người bệnh nhanh chóng tự vận động trở lại, đồng thời rút ngắn thời gian phải nằm bất động trên giường.
Phương pháp điều trị chính, cũng mang lại hiệu quả cao khi điều trị gãy cổ xương đùi đó là phẫu thuật.
Hiện ngay có hai phương pháp phổ biến nhất trong điều trị gãy cổ xương đùi là: cố định xương gãy bằng phương tiện và thay khớp háng.
Trong đó, đối với người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi, phẫu thuật thay khớp được ưu tiên hàng đầu. Bởi vì ở người cao tuổi thường xuất hiện tình trạng loãng xương nên phương pháp kết hợp xương bằng phương tiện không đảm bảo tính vững chắc.
Khi chỏm xương đùi bị gãy sẽ được thay thế bằng một chỏm xương đùi nhân tạo, được gọi là thay khớp háng bán phần.
Thay khớp háng toàn phần là trường hợp người bệnh được thay cả chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu. Đối với người cao tuổi, lựa chọn phương pháp thay toàn phần khớp háng mang lại hiệu quả cao và lâu dài hơn.
Sau khi phẫu thuật thay khớp háng và tiến hành phục hồi chức năng bài bản, người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi lại các động tác cơ bản như ngồi, xoay trở, đi đứng…
Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi
Thường ở người cao tuổi có tình trạng bệnh rất phức tạp bởi có thể kèm theo các bệnh lý mãn tính, vì thế khi chăm sóc và điều trị gãy cổ xương đùi ở nhóm người này cần lưu ý tới tình trạng sức khỏe tổng quát, không chỉ điều trị mỗi gãy cổ xương đùi đơn thuần.
Trường hợp người bệnh được thay khớp háng, người nhà cần lưu ý khi chăm sóc, tuyệt đối không để người bệnh bất động trên giường trong thời gian dài, đồng thời cũng không thực hiện các tư thế như ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân…
Trong cuộc sống hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp các bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, áp dụng liệu pháp massage.
Trên các ghế massage hiện đại được trang bị nhiều chức năng như: Con lăn 4D, rung massage, nhiệt hồng ngoại, hệ thống túi khí... Việc sử dụng ghế massage thường xuyên sẽ giúp các bạn thư giãn và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày!