Thông thường nhiều người vẫn nghĩ viêm khớp mãn tính chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, bởi người ta cho rằng đây là bệnh của người già. Tuy nhiên, trên thực tế lứa tuổi trẻ em thiếu niên vẫn có thể bị mắc viêm khớp mãn tính. Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm khớp này để có những phương pháp phòng trừ bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con em mình nhé.
Bệnh viêm khớp mãn tính ở thiếu niên là gì và độ tuổi nào dễ mắc?
Bệnh viêm khớp mãn tính ở thiếu niên là hiện tượng các khớp bị viêm trong khoảng 3 tháng và thường bị trước độ tuổi 16. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý thấp ở trẻ em, nhưng các bậc cha mẹ thường không chú ý bởi họ cho rằng viêm khớp là bệnh của người già nên nó chỉ xuất hiện ở người cao tuổi.
Độ tuổi thiếu niên dễ mắc viêm khớp mãn tính nhất là lứa tuổi trong khoảng 6 đến 7 tuổi và từ 12-15 tuổi. Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng viêm khớp mãn tính ở trẻ được cho là vấn đề di truyền đóng vai trò chủ yếu.
Viêm khớp mãn tính ở tuổi thiếu niên có những dạng nào?
Có 4 thể viêm khớp mãn tính ở thiếu niên được phân biệt dựa trên triệu chứng của bệnh. Sở dĩ cần phân ra các thể sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh thuận tiện và chính xác bệnh.
Thể đầu tiên có biểu hiện nội tạng
Triệu chứng toàn thân: Triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ từ độ tuổi 5-7 tuổi.Bệnh trở nên cấp tính khi trẻ bị sốt cao kéo dài, chán ăn, mệt mỏi, gây suy nhược cơ thể xanh xao, gầy yếu.
Xuất hiện triệu chứng ở khớp: Các khớp của trẻ bị sưng, nóng… xảy ra chủ yếu ở các khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp khuỷu và khớp gối. Triệu chứng sưng ít xuất hiện ở khớp háng và các khớp ngón tay, ngón chân.
Triệu chứng ngoài khớp: Bệnh biểu hiện ở ngoài da, hoặc ở nội tạng như gan, lá lách:
Thường bị ban đỏ trên da toàn thân, nhiều nhất ở da trên chân tay và có tính đặc hiệu. Những vùng ban đỏ này không gây đau ngứa, sẽ nổi nhiều nếu trẻ bị sốt cao sau đó vài giờ những vùng ban đỏ sẽ mất dần.
Ngoài ra, ở các vùng quanh khớp còn bị nổi những hạt dưới da, những hạt này cứng nhưng cũng không gây đau đớn và cũng sẽ biến mất sau một thời gian.
Có trẻ sẽ bị nổi hạch ở vùng bẹn nhưng không gây đau đớn.
Lá lách và gan có thể to
Xuất hiện viêm các màng như: màng bụng, màng phổi, đặc biệt là triệu chứng viêm màng ngoài tim.
Thể đa khớp mãn tính
Trẻ ở lứa tuổi 8 – 12 tuổi dễ mắc nhất. Thể đa khớp mãn tínhthường biểu hiện từ từ, sau đó tăng dần
Triệu chứng ở khớp: Thường sẽ bị sưng, đau, phù nề từ một khớp sau đó lan dần sang các khớp khác có vị trí đối xứng trên cơ thể người bệnh. Nếu bị sưng khớp gối có thể xuất hiện tràn dịch và các khớp như gối, cổ tay, khuỷu tay, khuỷu chân sẽ thường gặp nhất.
Có 3 vị trí khớp ở trẻ cần chú ý dễ bị viêm:
Viêm khớp háng: trẻ bị viêm khớp háng gây khó khăn cho việc đi lại
Khớp thái dương hàm bị viêm kéo dài: Khi bị viêm khớp này sẽ khiến trẻ bị hạn chế phát triển cằm phía dưới dễ dẫn đến lẹm cằm hoặc bị thụt hàm dưới.
Viêm các đốt sống cổ: Trẻ bị viêm ở vị trí các đốt sống cổ sẽ để lại di chứng khiến các đốt sống bị xô về phía trước.
Thể cột sống
Được coi là thể đặc biệt và thường xuất hiên trẻ nam trong độ tuổi từ 12-16 tuổi. Dấu hiệu viêm khớp thường bắt đầu ở chân(cụ thể là ở các khớp háng, gối và khớp cổ chân). Lúc đầu bệnh sẽ xuất hiện ở một chân trước sau đó lan sang chân còn lại, sau một thời gian dài bệnh sẽ xuất hiện ở cột sống của trẻ.
Thể một khớp hay vài khớp
Độ tuổi thường gặp nhất là ở tuổi 8-10 tuổi.
Nếu trường hợp trẻ bị viêm 1 khớp thường sẽ là khớp gối, còn nếu bị viêm vài khớp thì thường sẽ ít hơn 4 khớp và không bị đối xứng.
Trong các trường hợp bị viêm ở thể này, có tới 70% xảy ra ở khớp gối, còn lại là ở khớp cổ chân, các khớp khác thường ít viêm.
Khi trẻ bị viêm một vài khớp sẽ khiến sưng, đau nhưng vẫn đi lại đượcc tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý và đưa con đi khám để được điều trị, tránh để lâu sẽ gây tổn thương viêm kích thích sụn nối sẽ gây hại cho khớp của trẻ về sau này.
Điều trị viêm khớp mãn tính ở độ tuổi thiếu niên
Việc điều trị bệnh viêm khớp mãn tính ở thiếu niên sẽ cần có sự hội chẩn của cả chuyên khoa nhi kết hợp chuyên khoa khớp và chỉnh hình,khoa dinh dưỡng… như vậy mới có thể giúp phục hồi tốt nhất các chức năng cho trẻ.
Cần thực hiện các phương pháp điều trị:
- Dùng thuốc điều trị toàn thân: Đầu tiên, sử dụng thuốc chống viêm không steroid dành cho trẻ em. Sau đó cần phối hợp thuốc điều trị cơ bản và điều trị sớm với methotrexate.
Trường hợp trẻ bị viêm khớp kéo dài trên 6 tháng thì có thể xem xét sử dụng thêm thuốc sulfasalazine. Hiện nay, phương pháp điều trị sinh học đã được áp dụng vào điều trị viêm khớp ở trẻ, người ta dùng etanercept để tiêm dưới da trong trường hợp trẻ bị viêm khớp kháng methotrexate, hoặc cũng có thể kết hợp điều trị với methotrexate.
- Điều trị tại chỗ: Dùng corticosteroid tiêm nội khớp giúp cải thiện chức năng của khớp và giảm đau tại chỗ.
- Điều trị ngoại khoa: Phương pháp này chủ yếu dùng để điều trị biến dạng khớp.
- Điều trị tâm sinh lý: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá sự cải thiện của việc vận động khớp của trẻ. Đồng thời nhờ phương pháp này để biết được tác dụng phụ của thuốc và nắm rõ được sự phát triển cũng như tâm sinh lý ở trẻ.
Trong cuộc sống hàng ngày để phòng ngừa bệnh viêm khớp các bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, sử dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage toàn thân tại nhà để tăng cường sự dẻo dai, sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời thư giãn thoải mái hơn.