Bệnh suy giãn tĩnh mạch được biết đến như bệnh tĩnh mạch nông, khiến các vị trí có máu không được lưu thông một cách trôi chảy mà dễ bị ứ đọng thành vùng tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, hoặc các mạch máu bị trào ngược trở lại dẫn gây cản trở tắc nghẽn quá trình lưu trông máu đi khắp cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới căn bệnh giãn tĩnh mạch kể đến như: bệnh do di truyền, môi trường làm việc áp lực dẫn tới căng thẳng mệt mỏi tích tụ trong thời gian dài,... Người có biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch thường bị tê chân, tê tay khi giữ yên ở một trạng thái trong thời gian dài, sưng tê phù nề ở tay chân.
Vậy cụ thể suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ đâu? Triệu chứng ra sao? Điều trị như thế nào thì hiệu quả? Đó là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay do mức độ phổ biến của căn bệnh này. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về bệnh suy bệnh giãn tĩnh mạch nhé.
Hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch là tình trạng máu tĩnh mạch không đi theo đường chảy bình thường mà có hiện tượng trào ngược lại vùng ngoại biên, gây ra tình trạng ứ huyết. Vì các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng bất thường ở các van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược. Điều này khiến tuần hoàn máu trong tĩnh mạch bị ứ trệ, đồng thời tăng áp lực lên hệ thống, lâu ngày gây suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy đến với bất kì tĩnh mạch nào ở trên cơ thể. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là ở chân, do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài, có cấu tạo phức tạp và thường phải chịu áp lực lớn. Chân phải chịu sức năng của toàn bộ cơ thể, đảm nhiệm chức năng đi lại, vận động thường xuyên, chân lại ở xa tim nên việc cung cấp máu đến chân khó khăn hơn so với đến các bộ phận khác.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch bao gồm: Do người bệnh bị khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh; Do bị tăng áp lực tĩnh mạch trong thai kì, chủ yếu do ngồi nhiều, trọng lượng của thai nhi; Do huyết khối tĩnh mạch sâu khiến máu về tim khó khăn; Do viêm tĩnh mạch.
Các yếu tố gia tăng khả năng mắc bệnh gồm có: Giới tính (nữ), sinh đẻ, béo phì, yếu tố nội tiết (sử dụng nhiều thuốc tránh thai), không chịu vận động, hút thuốc lá, lão hóa (từ tuổi 50)...
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch giúp nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm gồm có: Khó chịu ở vùng bắp chân, nặng chân, có cảm giác như kiến bò, rát nóng; Thường bị chuột rút vào ban đêm; Sưng phù ở mắt cá chân và khu vực phụ cận, rõ hơn vào buổi tối; Giãn các mao mạch cũng như tĩnh mạch nông ở chân; Đau nhức và tê mỏi ở chân.
Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn muộn có thể nhận thấy bằng mắt thường: Sờ vào thấy cứng dọc theo tĩnh mạch, đau và kèm theo đỏ da, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng, da phù nề, dày lên, xuất hiện các vết loét rất đau.
Nhìn chung các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch có dấu hiệu tăng lên vào buổi tối, nhất là khi đứng lâu. Các triệu chứng giảm khi nghỉ ngơi, chân được kê cao, áp dụng phương pháp chườm lạnh.
Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
Để điều trị suy giãn tĩnh mạch có nhiều cách. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau: Điều trị nội khoa, chích xơ, phẫu thuật. Hiện nay, mọi người đang có xu hướng hạn chế sử dụng thuốc Tây vì có nhiều tác dụng phụ, thay vào đó họ chuyển sang trị liệu bằng Đông y hoặc các phương pháp tự nhiên. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến cách điều trị suy giãn tĩnh mạch nhờ massage với dầu olive.
Sử dụng trực tiếp đầu Olive
Trong tinh dầu olive có chứa hàm lượng các chất chống oxi hóa cao, hỗ trợ quá trình lưu thông và tuần hoàn máu giúp hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mách rất hiệu quả.
Chúng ta có thể sử dụng tinh dầu olive trực tiếp bằng cách làm nóng tinh dầu olive ở nhiệt độ cao. Sau khi dầu đã ấm, thoa trực tiếp tinh dầu lên 2 lòng bàn tay, rồi thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng lên đều khắp cơ thể. Cảm nhận hơi ấm mang theo tinh dầu làn tỏa khắp cơ thể. Quá trình massage này giúp cho máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó các mạch máu nổi lên cũng sẽ dần biến mất.
Dầu olive kết hợp phương pháp massage rất hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nếu thực hiện thường xuyên và đúng cách. Nên thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày trong vòng ít nhất 2 tới 3 tháng để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Dầu olive kết hợp cùng với tỏi tươi
Bên cạnh việc massage bằng dầu olive thì việc thêm tỏi cũng khá phổ biến và được nhiều người thực hiện. Như chúng ta đã biết, tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm dịu viêm và kích thích lưu thông máu. Tỏi còn hỗ trợ cho sự phân huỷ và đào thải các chất độc trong cơ thể ra bên ngoài.
Để thực hiện phương pháp này chúng ta cần có 1/2 cốc nước ép cam, 1 muỗng canh dầu olive, 1củ tỏi xay nhuyễn. Bạn trộn tất cả nguyên liệu này lại với nhau, lấy hỗn hợp này bôi lên vùng da bị suy giãn tĩnh mạch, massage để hỗn hợp thẩm thấu vào da. Sau đó dùng băng hoặc khăn ấm quấn lại, để yên trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần.
Với những cách đơn giản có thể tự thực hiện hàng ngày trên đây, sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Chúng ta còn có thể phòng tránh bệnh bằng cách hạn chế ngồi và đứng một chỗ quá lâu, đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ. Bạn cũng nên trang bị ghế massage tại nhà để thường xuyên mát xa - bấm huyệt giúp làm thông các điểm tắc nghẽn trong cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu.
Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn Hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu còn câu hỏi hay thắc mác nào liên quan đến bệnh, liệu pháp massage, ghế massage... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.