Nguy cơ và chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lí nặng trong các bệnh của khớp. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khớp, khiến khớp bị nhiễm trùng gây sưng tấy và đau đớn cho người bệnh. Viêm khớp nhiễm khuẩn ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài tới vùng khớp bị viêm.

Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ một số thông tin về Nguy cơ và chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

Hiểu về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý gây đau đớn tại các khớp. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể được bắt nguồn từ các vị trí khác trong cơ thể, đi theo đường máu tới khớp và gây viêm.

Trẻ em và người lớn tuổi là nhóm người có nguy cơ cao bị mắc viêm khớp nhiễm khuẩn.

Khớp gối là vùng khớp thường gặp viêm khớp nhiễm khuẩn nhất, tiếp theo là khớp háng và khớp vai...

Quá trình viêm khớp nhiễm khuẩn thường có tiến triển rất nhanh gây tổn thương nghiêm trọng cho xương và khớp.

viêm khớp nhiễm khuẩn tay

Tác nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

- Nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Người bị các vết thương xuyên khớp như tiêm thuốc hoặc sau phẫu thuật vào khớp khiến tác nhân có thể tác động gây ra viêm.

- Sức đề kháng của màng hoạt dịch yếu khiến khớp bị các tác nhân gây bệnh tấn công…

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn

- Người bị viêm khớp nhiễm khuẩn sẽ có cảm giác rất khó chịu, khớp bị viêm và khó cử động.

- Khớp bị sưng, nóng đỏ

- Người bệnh có triệu chứng bị sốt.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khớp bị viêm nhiễm khuẩn:

- Những người có khớp bị sẵn vấn đề: Khớp bị một số bệnh lý mãn tính như viêm xương khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, người dùng khớp nhân tạo, khớpbị chấn thương hoặc phẫu thuật vào khớp… các yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Những người sử dụng các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn bởi hệ miễn dịch của khớp thường bị thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp gây ức chế hoạt động. Để chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn ở những người bị viêm khớp dạng thấp là rất khó, bởi hai bệnh lý này có triệu chứng tương tự nhau.

- Người có da dễ bị tổn thương: Da dễ tổn thương và khó hồi phục sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Người mắc các bệnh lý về da như viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến… có nguy cơ cao viêm khớp dạng thấp.

- Người phải thường xuyên tiêm thuốc cũng dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như người bị các bệnh lý về gan, thận, người đái tháo đường… sẽ có nguy cơ cao đối mặt với viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Khớp bị chấn thương do bị động vật cắn, vết thương xuyên khớp… đều có nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn:

Xét nghiệm dịch khớp: Nhiễm trùng có thể làm khớp của người bệnh thay đổi tính nhất quán, khối lượng hay màu sắc... bác sĩ có thể dùng kim rút chất lỏng ra khỏi khớp để làm xét nghiệm, phân tích.

Từ các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, người ta có thể xác định được sinh vật nào đã gây ra nhiễm trùng khớp, đồng thời dựa vào đó để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. 

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện ra dấu hiệu nhiễm trùng khớp.

Xét nghiệm qua hình ảnh: Phương pháp chụp X-quang và một số xét nghiệm hình ảnh khác nơi khớp cũng có thể đánh giá được tình trạng của khớp.

Tuy nhiên chẩn đoán qua hình ảnh khó phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm của viêm khớp nhiễm trùng. Khi mới khởi phát bệnh, các tổn thương nơi khớp chưa rõ nét, vì thế qua hình ảnh X-quang có thể đánh giá được tổn thương nơi khớp.

viêm khớp nhiễm khuẩn chân

Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh viêm khớp nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn để điều trị cho những bệnh nhân ở giai đoạn sớm của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.

Khi phát hiện bệnh, bác sĩ có thể dùng kháng sinh để tiêm tĩnh mạch để thuốc diệt được vi khuẩn một cách nhanh nhất. Sau khi tiêm, người bệnh sẽ được tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng sinh qua đường uống.

Phương pháp điều trị này thường được kéo dài từ 2 – 6 tuần. Giai đoạn dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ  như tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí dị ứng thuốc có thể xảy ra… hãy thông báo với bác sĩ khi người bệnh gặp tác dụng phụ của thuốc trong thời gian điều trị.

Trong trường hợp dịch khớp liên tục bị tiết ra, bác sĩ sẽ cần tháo dịch khớp. Việc thoát dịch bị nhiễm khuẩn từ khớp với mục đích: loại bỏ vi khuẩn nơi khớp; giúp giảm áp lực lên khớp;dịch khớp là mẫu để bác sĩ kiểm tra vi khuẩn và các sinh vật khác.

Để phòng ngừa bệnh viêm khớp nhiễn khuẩn nói chung và các bệnh xương khớp nói chung, các bạn nên áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage. Massage khiến cho tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đầy đủ cho hệ xương. Massage còn có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Trên đây là một số chia sẻ về Nguy cơ và chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến các bệnh xương khớp, massage trị liệu, ghế massage… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Triệu chứng nhận biết viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý gây đau đớn và khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để ...

Điều trị chấn thương khớp gối

Chấn thương đầu gối rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là người cao tuổi, người thường xuyên chơi thể thao… ...

Cách xử trí khi bị trật mắt cá chân

Mắt cá chân bị trật là tình trạng khá phổ biến thường xảy ra trong hoạt động bình thường hàng ngày. Khi bị trật mắt cá ...

Viêm khớp vảy nến và phác đồ điều trị

Bệnh viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp mãn tính, nó xuất hiện ở những người bị mắc bệnh vảy nến. Có khoảng 10 – ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...