Hiểu về tình trạng bàn chân nóng

Nóng bàn chân hay bàn chân bị nóng là tình trạng không hiếm, có thể xảy ra do nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh lý; Cách xử lý tùy thuộc vào nguyên nhân. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng chia sẻ chi tiết về vấn đề này nhé

Hiểu về bàn chân nóng

Bàn chân nóng còn được gọi là Hội chứng Grierson-Gopalan, được hiểu là cảm giác nóng rát, khó chịu ở bàn chân. Nếu xảy ra về đêm sẽ nghiêm trọng hơn, gây rối loạn giấc ngủ.

Cảm giác nóng có thể chỉ xuất hiện ở gan bàn chân, nhưng cũng có thể làn tới mu bàn chân, mắt cá, cẳng chân. Trong một số trường hợp nóng còn kèm theo cảm giác như bị châm chish, tê, ngứa ran.

Người bị bàn chân nóng thường có những triệu chứng như:

- Bàn chân bị nóng ran như có lửa đốt.

- Tê bàn chân.

- Đau nhói như bị kim châm.

- Có cảm giác nặng nền ở chân.

- Đau bàn chân âm ỉ.

- Da đỏ và nóng.

- Ngứa ran ở chân.

Hiểu về tình trạng bàn chân nóng

Nguyên nhân gây chứng bàn chân nóng

Tổn thương dây thần kinh: Do chấn thương tại cột sống thắt lưng, thoái hóa cọt sống, biến chứng sau phẫu thuật, tác dụng phụ của hóa trị, sử dụng một số thuốc điều trị, tiếp xúc với độc tố.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Xảy ra khi thần kinh ngoại biên nối từ tủy sống cho đến chân, tay bị tổn thương. Những người bệnh tiểu đường lâu năm hoặc kiểm soát không tốt lượng đường trong máu dễ bị các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Ngoài ra nguồi đang hóa trị, bị rối loạn di truyền, rối loạn tự miễn (thấp khớp), suy thận, nhiễm trùng, nghiệm rượu nặng, cũng có thể bị.

- Hội chứng ống cổ chân: Ống cổ chân là khoảng không gian khá hẹp ở bên trong mắt cá chân, gần xương mắt cá. Khi dây thần kinh chày sau ở trong ống này bị chèn ép thì có thể gây cảm giác bị nóng rát, ngứa ran, đau ở một phần hoặc toàn bộ bàn chân.

- U dây thần kinh Morton: Nếu mô thần kinh bị dày lên giữa các xương ở gốc ngón chân có thể gay đau. Ngoài ra, mang giày dép chật, chấn thương thể thao, chân chuyển động bất thường cũng có thể gây ra bệnh u thần kinh này.

- Rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa: Tiểu đường loại 1 hoặc 2 đều có thể ảnh hưởng tới thần kinh ngoại biên. Khi lượng đường huyêt cao, không được kiểm soát trong thời gian dài dễ gây tổn thương ở các dây thần kinh ở chân và tay. Cũng do đó, việc truyền tín hiệu bị ảnh hưởng, thành mạch máu bị suy yếu. Ngoài cảm giác nóng thì người bệnh còn bị tê bì ở chân, tay.

Hiểu về tình trạng bàn chân nóng

Một rối loạn chuyển hóa khác là suy giáp. Khi tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ làm giảm lượng hóc môn, gây cảm giác nóng ở bàn chân, ngoài ra là tăng cân không kiểm soát, khô da, mệt mỏi.

- Nhiễm trùng: Người bị nấm da tại các khu vực ẩm ướt trên da, đi giày hoặc tất ướt cũng là môi trường thuận lợi cho nấm và các loại vi khuẩn hình thành và phát triển. Các biểu hiện khi bị nấm gồm ngứa, nóng rát, châm chích ở giữa các ngón, lòng bàn chân.

- Chứng đỏ và đau ở đầu các ngón: Đây là một rối loạn không thường gặp, dẫn tới đau, nóng rát, da bị đỏ, sưng nền tại các ngón chân cũng như vùng gan bàn chân.

Các nguyên nhân khác: Mang giày dép quá chật gây kích ứng bàn chân cũng như tăng áp lực lên bàn chân; Chấn thương hoặc căng cơ quá mức khi thể dục thể thao; Dị ứng; Viêm da khi tiếp xúc với hóa chất…

Chẩn đoán bàn chân nóng

Để kiểm tra nguyên nhân gây tình trạng nóng bàn chân các bác sĩ sẽ tiến hành các bước:

- Xem xét cấu trúc bàn chân.

- Tìm kiếm các dấu hiệu của nhiễm trùng.

- Xác định các dấu hiệu của chấn thương.

- Quan sát màu sắc da.

- Kiểm tra phản xạ, độ nhạy cảm.

Hiểu về tình trạng bàn chân nóng

- Hỏi về tiền sử bệnh, các loại thuốc điều trị đang dùng. Yêu cầu người bệnh mô tả chi tiết các triệu chứng gặp phải trong thời gian vừa qua.

Các bác sĩ cũng có thể tiến hành làm xét nghiệm máu để xem có bị đái thái đường không. Xét nghiệm cũng cho phép phát hiện tình trạng suy tuyến giáp, thiếu hụt dinh dưỡng, kiểm tra các chức năng của thận, các nhiễm trùng khác. X-quang, chụp MRI cũng có thể được chi định cho một số trường hợp cụ thể.

Điện cơ ký thường được áp dụng để đánh gí chức năng thần kinh giúp đánh giá chức năng thần kinh.

Điều trị nóng rát bàn chân

Việc áp dụng phương pháp điều trị nào tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phần đa trường hợp là không quá phức tạp. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh một số biện pháp:

- Sử dụng thuốc uống hoặc bôi nếu bị nấm.

- Sử dụng giày dép đúng kích cỡ chân.

- Sử dụng đệm lót thông thoáng khi mang giày.

- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

- Bổ sung vitamin nhóm B nếu bị thiếu.

- Bổ sung hormone tuyến giáp.

Hiểu về tình trạng bàn chân nóng

Nếu bị nóng bàn chân do tiểu đường thì người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn cũng như sử dụng thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết một cách đều đặn. 

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh (như thuốc chống trầm cảm, chống co giật) cũng có thẻ được bác sĩ chỉ định.

Một số trường hợp bị đau thần kinh nghiêm trọng có thể được áp dụng: Kích thích thần kinh bằng xung điện, trị liệu từ tính, trị liệu laser, liệu pháp ánh sáng. Một số biện pháp thay thế như châm cứu, bấm huyệt cũng có thể hỗ trợ cho người bệnh.

Các biện pháp hỗ trợ

Một số biện pháp sau đây có thể thực hiện tại nhà để giảm các triệu chứng của nóng bàn chân.

- Ngâm chân trong nước mát (không phải nước đá) trong 15 – 20 phút để giảm đau.

- Ngâm chân trong nước muối Epsom, hoặc sử dụng dung dịch rượu táo (không áp dụng với người bệnh tiểu đường).

- Không để bàn chân tiếp xúc nhiệt độ cao.

- Sử dụng thức phẩm chức năng từ nghệ (chứa hoạt chất curcumin).

- Thường xuyên massage bàn chân hoặc sử dụng ghế massage để lưu thông máu tốt hơn.

Hiểu về tình trạng bàn chân nóng

Phòng ngừa chứng bàn chân nóng

Để phòng ngừa chứng bàn chân nóng các bạn nên:

- Đi khám bệnh định kì để kiểm soát tốt các bệnh lý như tiểu đường cũng như các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên. 

- Không sử dụng giày, tất ẩm để tránh nấm, vi khuẩn gây bệnh ngoài da.

- Vệ sinh chân hàng ngày, điều trị dứt điểm các vết lở loét – nếu có.

 Mong rằng các kiến thức chia sẻ trên đây giúp các bạn hiểu hơn về chứng bàn chân nóng, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn !

Bài viết liên quan

Biện pháp trị mất ngủ ở người trẻ tuổi

Rất nhiều người cho rằng chứng mất ngủ là bệnh của người già, tuy nhiên ngày nay tình trạng người trẻ tuổi bị mát ngủ ...

Stress có thể gây ảnh hưởng tới cơ hội mang ...

Phụ nữ khi thường xuyên bị căng thẳng cực độ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nguyên nhân là do căng thẳng sẽ ...

Phương pháp phòng tránh chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là tình trạng mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Khi cơn đau nửa đầu xuất hiện có thể là triệu chứng do căng ...

7 cách trị chứng đau mỏi ở lưng

Đau lưng là tình trạng mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này có thể âm ỉ hoặc dữ dội, diễn ra trong vài giờ ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...