Huyệt Khúc Trì

Huyệt Khúc Trì còn có các tên gọi khác như Quỷ Cự, Dương Trạch… Được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức, cảm cúm, sốt, dị ứng, và huyết áp thấp.

Vị trí huyệt Khúc Trì

Khúc Trì là huyệt thứ 11 ở trên đường kinh Đại Trường.

Tên huyệt: Trì dùng để chỉ nơi lõm xuống giống như cái ao, Khúc chỉ phần khuỷu tay gập cong lại. Khúc Trì chính là chỗ lõm xuống ở khuỷu tay khi gập lại.

Để xác định chính xác các bạn thực hiện như sau: Duỗi thẳng cánh tay ra sau đó con dần theo hướng vào ngực. Tiếp đó xác định chỗ lõm vào ở bên trong khuỷu tay (nơi bám vào của cơ ngửa ngắn – cơ ngửa dài – và cơ quay) chính là huyệt vị.

Xung quanh huyệt còn có nhiều sợi dây thầ kinh quay, và được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6. Do vậy, muốn tác động vào huyệt cần phải dùng lực vừa đủ để không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực.

Huyệt Khúc Trì

Tác dụng của Huyệt Khúc Trì trong trị liệu

Tác động đơn huyệt

Với người bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, khá khó để xác định nguyên nhân chính xác. Để cải thiện tình trạng bệnh thì ngoài việc sử dụng thuốc giúp điều hòa huyết áp thì áp dụng kĩ thuật massage bấm huyệt, trong đó có tác động vào huyệt Khúc Trì được khuyến khích.

Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp cho khí huyết ở bên trong cơ thể lưu thông thuận lợi hơn, giảm áp lực lên thành mạch. 

Với người bị liệt chi trên

Do vị trí ở khuỷu tay nên việc tác động vào Huyệt Khúc Trì có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh cho người bị liệt chi trên. Cụ thể: Các dây thần kinh giảm đi sự kích thích, máu qua vị trí này cũng được lưu thông, giảm tình trạng bị tắc và gây thiếu oxy cục bộ.

Giảm đau nhức vai và chi trên

Huyệt Khúc Trì

Với người bệnh bị các tình trạng đau nhức ở chi trên, kéo dài lên tới phần bả vai (thường gặp ở các vận động viên, người thường xuyên sử dụng lực của cánh tay); Khi tác động vào huyệt Khúc Trì thì các tổn thương ở cánh tay sẽ được cải thiện.

Dùng khi cảm lạnh, sốt

Áp dụng phương pháp day bấm huyệt Khúc Trì cùng với sử dụng khăn ấm để chườm sẽ giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng. Liệu pháp này giúp lỗ chân lông ở trên da nở ra và đẩy nhiệt trong cơ thể ra ngoài, điều hòa thân nhiệt và giảm các biến chứng lên hệ thần kinh.

Trị ngứa do dị ứng (mề đay, mẩn ngứa)

Đây là biểu hiện của gan bị nhễm độc hoặc chức nâng chuyển hóa của gan suy yếu. Khi massage bấm huyệt Khúc Trì sẽ giúp độc tố được đào thải và cơ thể được tăng cường sức đề kháng, đồng thời giảm sự nhạy cảm với môi trường xung quanh, hỗ trợ giảm nổi mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.

Kết hợp Khúc Trì với các huyệt đạo khác

Ngoài tác động đơn huyệt thì kết hợp Khúc Trì với các huyệt đạo khác sẽ giúp tăng cường khả năng trị liệu.

Huyệt Khúc Trì

- Kết hợp với huyệt Thiên Liêu giảm đau mỏi vai gáy.

- Kết hợp với huyệt Dương Lăng Tuyền hỗ trợ điều trị liệt nửa người.

- Kết hợp với các huyệt Phục Lưu, Tam Lý trị sốt thương hàn.

- Kết hợp với huyệt Hợp Cốc giảm sưng đau cổ họng.

- Kết hợp với các huyệt Thần Môn, Ngư Tề điều trị nôn ra máu.

- Kết hợp với các huyệt Bát Hội, Kiêng Ngung, Phong Trì, Tuyệt Cốt, Túc Tam Lý trị trung phong tà.

- Kết hợp với các huyệt Khổng Tối, Đai Lăng trị nhức mỏi ở chi trên.

- Kết hợp với các huyệt Ủy Trung, Huyết Hải giúp giải độc, trị mụn nhọt.

- Kết hợp với các huyệt Uyển Cốt, Can Du để tăng khả năng điều tiế cho mắt, thường xuyên bị chảy nước mắt.

- Kết hợp với các huyệt Đại Chùy, Thái Xung, Hợp Cốc, Tam Lý hỗ trợ điêu trị chứng giảm tiểu cầu.

Cách tác động lên huyệt Khúc Trì

Bấm huyệt Khúc Trì

- Duỗi thẳng 2 tay của người bệnh, tiếp đó gập phần khuỷu tay lại và để lên đùi.

- Sử dụng ngón tay cái của bàn tay còn lại để thực hiện bấm vào huyệt Khúc Trì với lực vừa phải.

- Bấm 15 lần sau đó dùng.

- Thực hiện 1- 2 lần/ngày.

Huyệt Khúc Trì

Châm cứu huyệt Khúc Trì

- Xác định chính xác huyệt vị.

- Vệ sinh tay và kim châm.

- Châm kim vào huyệt Khúc Trì, sâu 1 – 1.5 thốn.

- Với những trường hợp người bệnh bị liệt thì nên châm theo hướng ngược xuống phần mặt cong của khuỷu tay. Khi châm đúng huyệt vị sẽ xuất hiện cảm giác tê tê như giật điện.

Lưu ý khi tác động vào huyệt Khúc Trì

- Người bệnh có chấn thương, nhất là chấn thương xương khớp thì không nên tác động vào huyệt Khúc Trì.  Nó khiến cho xương khó liền và vết thương nặng hơn.

- Người bệnh ngoài da hoa liễu cũng không nên thực hiện tác động vào huyệt.

- Phụ nữ mang thai, có bệnh lý sinh sản cũng không nên thực hiện châm cứu, bấm huyệt.

- Châm cứu & Bấm huyệt nên kiên trì áp dụng mới có hiệu quả tốt, không nên nôn nóng.

Trên đây là một số chia sẻ về Huyệt Khúc Trì: Vị trí, tác dụng, các tác động. Mong rằng các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình !

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Huyệt Thái Uyên

Huyệt Thái Uyên còn có các tên gọi khác như: Quỷ Thiên, Quỷ Tâm, Thái Tuyền. Có vị trí ở phế quản, được sử dụng trong ...

Huyệt Thần Môn

Huyệt Thần Môn còn có các tên gọi khác như: Đoài Lệ, Đoài Xung, Dụng Trung, Trung Đô. Đây là huyệt vị thứ 7 ở trên kinh ...

Huyệt Ngoại Quan

Ngoại Quan là môt huyệt đạo quan trọng nằm ở trên đường kinh Tam Tiêu, có tác dụng giảm đờm, đả thông kinh lạc, và giải ...

Huyệt Dương Trì

Huyệt Dương Trì còn có tên khác là huyệt Biệt Dương , là một trong số hàng trăm huyệt đạo cơ bản trên cơ thể người, tác ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...