Huyệt Kiên Ngung

Huyệt Kiên Ngung còn được biết tới dưới các tên gọi khác như: Kiên Cốt, Biên Cốt, Kiên Tỉnh, Thượng Cốt, Trung Kiên Tỉnh… là huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, được sử dụng để trị liệu cho các bệnh lý liên quan đến vai gáy, da, liệt nửa người.

Vị trí Huyệt Kiên Ngung

Đây là huyệt thứ 15 trên đường kinh Đại Trường. Là giao của của các kinh Đại Trường, Tiểu Trường và Dương Duy mạch.

Về mặt giải phẫu, huyệt nằm ở dưới da, là giao của cơ delta và khé giữa bó đòn, chịu sự tác động từ dây thần kinh C4, do vậy liên quan đến các chứng đau mỏi vai gáy, đau cổ.

Để xá định chính xác huyệt các bạn đưa cánh tay lên cao và tìm phần lõm ở ngoài bờ vai. Vị trí gia giữa xương vai với cánh tay chính là huyệt vị. 

Cách khác là dang hai cánh tay ra hai bên, tìm phần giao giữa mấu động của xương cánh tay với mỏm cùng vai sẽ thấy điểm bị lõm xuống. Điểm lõm ở hơn ở trước chính là vị trí của Huyệt Kiên Ngung. 

Huyệt Kiên Ngung

Công dụng của Huyệt Kiên Ngung trong trị liệu

Do vị trí là giao điểm của nhiều kinh mạch trên cơ thể nên tác động vào Huyệt Kiên Ngung có tác dụng bồi bổ nguyên khí và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh.

Các sách Đông y ghi nhận, Huyệt Kiên Ngung có tác dụng điều hòa hỏa khí, giải nhiệt, khu phong, nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bị đau ở tay – vai – khớp do phong thấp, người bệnh nằm lâu một chỗ do liệt nửa người.

Kiên Ngung thường được kết hợp với các huyệt đạo khác để tăng cường khả năng trị liệu. Cụ thể:

- Kết hợp cùng với huyệt Dương Khê trị ban sởi, bệnh phong.

- Kết hợp cùng các huyệt Phong Môn, Đại Trữ, Trung Chử trị lưng bị sưng đau, bệnh vai gáy.

- Kết hợp cùng các huyệt Điều Khẩu, Linh Đạo, Túc Tam Lý, Ôn Lưu, Hạ Cự Ôn trị nhũ ung.

- Kết hợp cùng huyệt Phúc Trì trị hạch lao.

- Kết hợp cùng các huyệt Bá Hội, Phát Tề, Túc Tam Lý, Khúc Trì, Phong Thị, Tuyệt Cốt phòng ngừa trúng gió.

Huyệt Kiên Ngung

- Kết hợp cùng các huyệt Dương Lăng Tuyền, Phong Trì, Khúc Trì trị phong thấp và đau nhức xương mãn tính.

- Kết hợp cùng các huyệt Kiên Liêu, Nhu Du, Kinh Trinh trị đau mỏi vai, khớp.

- Kết hợp cùng các huyệt Khúc Trì, Kiên Nội Lăng, Kiên Liêu trị khớp vai bị viêm nhiễm.

- Kết hợp cùng các huyệt Kiên Liêu, Dương Lăng Tuyền trị chứng viêm ở bao khớp bên dưới vai.

- Kết hợp cùng các huyệt Khúc Trì, Hợp Cốc cho người bệnh liệt nửa người.

- Kết hợp cùng các huyệt Kiên Liêu, Nhu Du, Kiên Trinh trị đau mỏi vai gáy.

Cách tác động lên Huyệt Kiên Ngung

Bấm huyệt Kiên Ngung

Do nằm trên vai nên bấm huyệt Kiên Ngung giúp trị các chứng đau mỏi vai gáy rất hiệu quả. Khi áp dụng kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt đúng cách các khớp và gân sẽ được thư giãn, giảm đau mỏi.

Các bước cụ thể như sau:

- Xác định chính xác huyệt vị.

- Tiến hành day bấm huyệt với lực vừa phải.

- Không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Huyệt Kiên Ngung

Châm cứu huyệt Kiên Ngung

Sử dụng kim để châm vào dưới da, tác dụng giúp khi huyết lưu thông, đẩy độc tố ra bên ngoài cơ thể, mang đến sự thoải mái. 

Dưới đây là các bước thực hiện

- Lựa chọn kim châm phù hợp.

- Vệ sinh kim và tay.

- Xác định huyệt vị.

- Đâm thẳng xuống 0.5 – 1.5 thốn. Ôn cứu trong khoảng thời gian 5 – 15 phút, 3 – 5 tráng, tùy theo thể trạng người bệnh.

Châm cứu huyệt Kiên Ngung trị co cơ: Với người bệnh bị co cơ bó cùng và bó đòn thì người thực hiện được châm cứu đưa tay xuôi xuống, bác sĩ trị liệu đâm sâu 0.5 – 1 thốn. Sau đó đưa mũi kim hướng ra hai bên, sâu vào 2 – 3 thốn. Người bệnh khi có cảm giác giống như bị điện giật thì dừng.

Châm cứu huyệt Kiên Ngung trị lệch tay: Với người bệnh bị lệch tay ra phía ngoài thì bác sĩ trị liệu thực hiện luồn kim xuống dưới da và đâm qua phần cơ tam giác.

Huyệt Kiên Ngung

Lưu ý khi tác động lên huyệt Kiêng Ngung

- Không nên thực hiên phương pháp massag bấm huyệt khi người bệnh đói hoặc vừa ăn no.

- Không thực hiện cho người bệnh có vết thương hỏi miệng tại vị trí huyệt, bị bầm tím, có bệnh ngoài da (có thể gây nhiễm trùng).

- Huyệt Kiên Ngung rất tốt trong HỖ TRỢ điều trị các bệnh lý xương khớp, nhất là ở người già, người bệnh mãn tính. Tuy nhiện khi tác động cần cẩn thận, nhất là với châm cứu, các bạn nên đến các bệnh viện Đông y để được chăm sóc đúng cách.

Trên đây là một số chia sẻ về Huyệt Kiên Ngung: Vị trí, tác dụng, cách tác động. Mong rằng các bạn đã có thêm các thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả !

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Huyệt Khúc Trì

Huyệt Khúc Trì còn có các tên gọi khác như Quỷ Cự, Dương Trạch… Được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị các chứng đau ...

Huyệt Thái Uyên

Huyệt Thái Uyên còn có các tên gọi khác như: Quỷ Thiên, Quỷ Tâm, Thái Tuyền. Có vị trí ở phế quản, được sử dụng trong ...

Huyệt Thần Môn

Huyệt Thần Môn còn có các tên gọi khác như: Đoài Lệ, Đoài Xung, Dụng Trung, Trung Đô. Đây là huyệt vị thứ 7 ở trên kinh ...

Huyệt Ngoại Quan

Ngoại Quan là môt huyệt đạo quan trọng nằm ở trên đường kinh Tam Tiêu, có tác dụng giảm đờm, đả thông kinh lạc, và giải ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...