Bệnh loãng xương là tình trạng xương bị rối loạn chuyển hoá khiến độ chắc khỏe của xương bị tổn thương dẫn tới tăng nguy cơ gãy xương. Độ chắc khỏe của xương được tính bao gồm sự toàn vẹn cả về chất lượng cùng khối lượng xương. Trong bài viết này các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh loãng xương nhé.
Phương pháp điều trị loãng xương đơn giản
- Chú trọng tới chế độ ăn uống: Người bệnh bị loãng xương cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung canxi từ khoảng 1000 – 1500mg/ngày tùy theo nhu cầu cơ thể cần. Nguồn canxi tốt nhất có thể bổ sung từ nguồn thức ăn giàu canxi như: trứng, sữa, rau quả…đồng thời tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, café, rượu, bia…
- Kiểm soát tốt tình trạng cân nặng cơ thể, tránh tình trạng bị thừa cân hoặc thiếu cân.
- Chế độ sinh hoạt phù hợp: Hãy tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao giúp cơ bắp được dẻo dai, đề phòng bị té ngã.
- Dùng các dụng cụ nẹp chỉnh hình cho cột sống và khớp háng, hạn chế lực tì đè lên cột sống, các đầu xương…
- Luyện tập thể dục ngoài trời vào mỗi trời buổi sáng là biện pháp tuyệt vời giúp người bệnh tăng cường hiệu quả nguồn vitamin D quý giá. Đồng thời tập thể dục chăm chỉ và đều đặn cũng giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương.
Một số bài tập tốt cho người loãng xương đó là: đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, tập dưỡng sinh, yoga...
Xây dựng phác đồ điều trị cho người bị loãng xương
Hàng ngày, nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ các chất cần có để điều trị loãng xương, người bệnh sẽ cần dùng bổ sung các loại thuốc điều trị loãng xương.
Bổ sung canxi: 500 – 1.500mg mỗi ngày.
Vitamin D: cần bổ sung từ 800 - 1.000 UI hàng ngày.
* Lưu ý: Những người bệnh lớn tuổi hoặc người bị suy thận không chuyển hóa được Vitamin D thì có thể dùng chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 – 0,5 mcg. Một số loại thuốc điều trị loãng xương có tác dụng làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương.
- Nhóm Bisphosphonat: đây là nhóm thuốc được lựa chọn thông dụng nhất hiện nay trong điều trị bệnh loãng xương ở người già, phụ nữ sau mãn kinh…
Chống chỉ định: Khi sử dụng thuốc cần lưu ý thận trọng đối với nhóm người bệnh là phụ nữ có thai và cho con bú, người dưới 18 tuổi, người suy thận … Thuốc bisphosphonate dạng uống có tác dụng phụ chủ yếu như: gây kích ứng đường tiêu hóa làm viêm thực quản, có thể gây loét dạ dày, nuốt khó...
- Zoledronic acid 5mg: có liều dùng một năm chỉ dùng duy nhất một liều để truyền tĩnh mạch. Thuốc truyền có tác dụng sinh học hiệu quả vượt trội hơn so với đường uống, nó cải thiện tốt tình trạng của người bệnh mà không gây kích ứng đường tiêu hóa.
Trước khi truyền thuốc, người bệnh cần bổ sung đầy đủ nước, canxi và vitamin D. Acetaminophen (paracetamol) có thể được dùng để làm giảm một số phản ứng phụ như đau khớp, đau đầu, đau cơ, gây sốt… sau khi truyền thuốc.
- Thuốc Cholecalciferol 2800UI: Thuốc này thường được bác sĩ kê đơn uống 1 lần/tuần, người bệnh uống vào buổi sáng sớm, khi bụng đói và uống kèm nhiều nước. Sau khi uống, người bệnh nên vận động và không nằm ngay ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc.
- ThuốcCalcitonin: Thuốc được chiết xuất từ cá hồi. Thuốc này có hai dạng đó là: 100UI sử dụng để tiêm dưới da hoặc 200UI dùng xịt qua niêm mạc mũi hàng ngày.
Thuốc này được bác sĩ chỉ định ngắn ngày (có thể từ 2 – 4 tuần) dành cho trường hợp người mới bị gãy xương và kèm theo triệu chứng đau. Không dùng thuốc này trong dài ngày để điều trị loãng xương, trường hợp cần giảm đau, người bệnh có thể dùng nhóm Bisphosphonat dạng uống hoặc truyền vào tĩnh mạch.
- Sử dụng các chất giống hormon: Đây là liệu pháp thay thế Estrogen thường được dùng để ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh sẽ được bác sĩ chỉ định đo mật độ xương để quyết định ERT có phù hợp với tình trạng bệnh của người đó không. Nội tiết tố Estrogen còn giúp cải thiện chức năng nhận thức, chức năng tiết niệuvà ngăn ngừa bệnh tim.
Tuy nhiên, ERT cũng có rủi ro bởi tác dụngđó là có thể xảy ra nguy cơ bị ung thư vú, vì thế người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.
- Phụ nữ sau mãn kinh sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương, thuốc Raloxifen được chỉ định điều trị60mg uống hàng ngày, trong thời gian ≤ 2 năm với chất điều hoà chọn lọc thụ thể Estrogen.
- Thuốc Strontium ranelat mang tác dụng kép, phù hợp vớihoạt động sinh lý của xương, vừa có tác dụng tăng tạo xương đồng thời giúp ức chế hủy xương.
Thuốc được uống với liều dùng 2g/ngày và uống ngày một lần vào buổi tối sau bữa ăn tối 2 giờ.
Thuốc Strontium ranelat được dùng cho các bệnh nhân không dung nạp được hoặc cóchống chỉ định với nhóm bisphosphonates.
Căn bệnh loãng xương thường có diễn tiến rất thầm lặng, vì vậy khi bệnh được phát hiện thì cũng là lúc người bệnh đã bị mất một lượng xương đáng kể trong cơ thể. Để phòng tránh bệnh loãng xương thì việc kiểm tra, làm xét nghiệm xương khớp định kỳ là điều rất quan trọng và cần thiết.
Để phòng ngừa loãng xương, ngoài việc cung cấp đủ vitamin D và canxi cho cơ thể, chúng ta cũng nên thường xuyên vận động, và sử dụng liệu pháp massage. Massage cũng như sử dụng ghế massage có tác dụng làm giãn mạch và tăng tuần hoàn máu, đảm bảo sự cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho hệ xương, giúp xương khỏe mạnh hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về Phương pháp điều trị loãng xương từ ghế massage Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh xương khớp, massage trị liệu, ghế massage tại nhà… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!