Chân phù nề và bị tê là những rắc rối mà các chị em bầu bí thường gặp phải khi mang thai. Trong nội dung dưới đây Ghế massage Okasa sẽ chia sẻ với các bạn Phương pháp massage chân cho bà bầu giúp giảm bớt cảm giác khó chịu trong thai kì nhé.
Đầu tiên cạc bạn hãy ngồi trên 1 chiếc ghế. Nên chọn ghế không quá cao hay quá thấp, để bàn chân tiếp xúc thoải mái với mặt đất. Cho 1 ít dầu massage loại bạn hay dùng ra bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau để làm ấm dầu sau đó xoa vào chân.
Massage bàn chân
Sử dụng ngón tay cái để chà xát một cách nhẹ nhàng vào phần thịt ở phía sau của các ngón chân trong khoảng thời gian 30 giây. Thực hiện các động tác vuốt ve nhẹ nhàng, đều đặn, liên tục kết hợp với việc di chuyển các ngón tay dọc theo bàn chân.
Tiếp đó, để massage cho lòng bàn chân, các bạn sử dụng 2 tay giữ lòng bàn chân, sau đó ấn 2 đầu ngón tay cái một cách từ từ, dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, bắt đầu từ dưới gót chân tới các ngón chân. Lặp lại thao tác này và massage chân trong khoảng 7 - 8 phút.
Massage cẳng chân
Sau khi đã massage bàn chân các bạn hãy di chuyển tiếp tới mắt cá chân và massage nhẹ nhàng ở khu vực này. Tiếp đó sử dụng 2 tay để xoa nhẹ nhàng từ khuỷu chân cho tới bắp đùi. Xoa bóp bắp chân sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, giảm triệu chứng phù nề. Tiếp đó, xoa bóp nhẹ nhàng dọc theo bắp đùi cho xuống tới bắp chân. Lặp lại động tác massage trong 8 - 10 phút rồi chuyển sang chân kia.
Khi massage ngoài việc dùng tay các bạn có thể sử dụng ghế massage chân hoặc ghế massage toàn thân hiện đại có chức năng massage chân chuyên sâu để việc thư giãn, chăm sóc sức khỏe đơn giản và hiệu quả hơn.
Những trường hợp bà bầu nên tránh massage chân
Liệu pháp massage chân sẽ đem đến cho bà bầu sự thoải mái, dễ chịu, cũng như giảm đau và phù nề, nhưng trong một số tình huống, bà bầu nên tránh massage chân
1. Tiền sản giật
Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ do huyết áp tăng cao. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu tổn thương những cơ quan khác, thường là ở thận.
Phụ nữ mang thai có thể bị tiền sản giật trong những tháng cuối của thai kỳ. Khi gặp biến chứng này chị em còn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mờ mắt, thị lực kém... Ngoài ra bà bầu còn có thể gặp phải tình trạng tay chân bị phù nề và trọng lượng cơ thể tăng đột ngột và nhanh.
2. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu theo các bác sĩ là căn bệnh có liên quan đến việc các tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể, đặc biệt là những tĩnh mạch nằm sâu trong chân. Tình trạng này xảy ra khiến cho chân của bà bầu sưng lên, kèm với đau nhức.
Khi bị chứng này, việc massage có thể gây nguy hiểm. Nguyên nhân được giải thích là do các động tác massage sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, khiến cho các mạch máu đông tách khỏi thành của tĩnh mạch và bắt đầu di chuyển tự do. Khi đi đến phổi nó có thể ngăn chặn sự tuần hoàn của máu, và từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nhất là tắc mạch.
Khi bà bầu có những triệu chứng của Tiền sản giật hoặc Huyết khối tĩnh mạch sâu thì nên tránh massage hoặc chỉ nên thực hiệu liệu pháp này khi được bác sĩ đồng ý, chỉ dẫn rõ ràng phương pháp massage, động tác massage, loại ghế massage, bài massage được sử dụng.
Trên đây là một số chia sẻ về Phương pháp massage chân cho bà bầu. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến Phương pháp massage, massage chân, ghế massage bà bầu, máy massage, máy massage chân, ghế massage toàn thân... Hãy liên hệ với Okasa để được tư vấn cụ thể!