Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Chỉ số nồng độ cholesterol trong máu sẽ giúp đánh giá được nguy cơ của các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch
Rối loạn lipid máu được coi là bệnh lý nguy hiểm, song nó lại diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng nên thường gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày nay, số người bị rối loạn lipid máu đang có chiều hướng gia tăng.
Theo số liệu thống kê, trên thế giới có tới 48% trường hợp tai biến mạch máu não và 56% số người bị thiếu máu cơ tim liên quan tới tình trạng rối loạn lipid máu.
Thế nào là rối loạn lipid máu?
Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý có thể do một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn, chẳng hạn:
- Bị tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương
- Bị giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao
- Tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp…
Khi tình trạng rối loạn lipid được phát hiện càng sớm sẽ góp phần vào việc điều trị bệnh càng hiệu quả, đồng thời cũng tăng hiệu quả điều trị các bệnh liên quan như bệnh tim mạch, bệnh về nội tiết, bệnh chuyển hóa.
Tuy nhiên, vì là bệnh lý sinh học nên rối loạn lipid máu thường xảy ra nhưng không được phát hiện sớm vì nó không có triệu chứng rõ ràng. Tới khi được phát hiện thì lúc này nồng độ các thành phần lipid máu cao trong thời gian dài hoặc đã gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Một số yếu tố có thể được coi là yếu tố nguy cơ giúp chẩn đoán rối loạn lipid máu như: Những người béo phì; Người bị bệnh tim mạch, bệnh huyết áp, bệnh tiểu đường...
Phương pháp chẩn đoán xác định rối loạn lipid máu: Xét nghiệm các thông số lipid máu. Các thông số lipid sẽ tăng lên sau ăn. Do đó, để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, người bệnh cần phải lấy máu khi chưa ăn.
Đánh giá rối loạn lipid máu thông qua các chỉ số
Nguy cơ biến chứng tim mạch được cảnh báo dựa trên các giới hạn nồng độ lipid máu.
Khi làm xét nghiệm, những thông số thường được khảo sát để đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu đó là:Cholesterol máu; Triglycerid; LDL-Cholesterol (LDL-c); HDL-Cholesterol (HDL-c)
Thông số của cholesterol Toàn phần
Thông số lý tưởng và nguy cơ thấp bị bệnh động mạch vành khi cholesterol toàn phần ở mức < 200 mg/dL (5,1 mmol/L).
Khi thông số trong khoảng 200 – 240 mg/dL được coi là mức ranh giới.
Nếu nồng độ Cholesterol toàn phần ≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L) nghĩa là cholesterol máuđang bị tăng. Những người có mức Cholesterol toàn phần ≥ 240 mg/dL dễ bị nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp đôi người bình thường.
Chỉ số Triglyceride
- Triglyceride là một dạng mỡ trong cơ thể, tăng triglycerides thường xảy ra ở những người: Ngườithừa cân, béo phì; Người lười vận động; Người dùng các chất kích thích như: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia; Người có bệnh lý nền như bệnh đái tháo đường,…
- Thông thường, những người bị triglycerides trong máu tăng cao sẽ kèm theo tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL và giảm HDL.
Khi nồng độ Triglyceride ở mức < 150 mg/dL (1,7 mmol/L) là bình thường.
Nếu nồng độ Tryglycerid từ 150 – 500 mg/dLlà tỉ lệ mỡ máu tăng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nồng độ triglyceride ở mức ≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) là mức cảnh báo vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
Chỉ số HDL - Cholesterol tốt
HDL-c là một loại cholesterol tốt, nó chiếm khoảng 1/3 tổng số cholesterol trong máu.
HDL-c làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, đồng thời vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu. Vì vậy, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.
- Nếu nồng độ HDL-c càng thấp thì nguy mắc các bệnh tim mạch càng cao.
- Ở mức độ bình thường:đối với nam giới, nồng độ HDL-c sẽ< 40 mg/dL(1,0 mmol/L),đối với nữ giới < 50 mg/dL(1,3 mmol/L).
- Nếu HDL-c > 60 mg/dL(1,5 mmol/L) tức là nồng độ của lipid này tăng sẽ góp phần bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chỉ số LDL - Cholesterol xấu
Nồng độ Cholesterol xấu(LDL-c)là một trong những chỉ số rất quan trọng cần phải theo dõi trong quá trình điều trị bệnh. Khi lượng LDL-c trong máu tăng cao sẽ dễ gây ra tình trạng lắng đọng ở thành mạch máu, nhất là mạch máu ở tim và não, hình thànhcác mảng xơ vữa động mạch. Lâu dần, các mảng xơ vữa sẽ làm hẹp hoặc tắc mạch máu khiến mạch máu có thể bị vỡ đột ngột gây tắc cấp mạch máu và dẫn đến những bệnh nguy hiểmnhư nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,...
- Khi LDL-c ở mức < 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L) sẽ là mức rất tốt.
- Nồng độ LDL-c càng cao sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng cao.
- LDL-c đạt đến mức ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L),lúc này tình trạng mỡ máu đã ở mức báo động, cần có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Để phòng ngừa rối loạn lipid máu cũng như các bệnh tim mạch hiệu quả, lời khuyên của chuyên gia là: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kết hợp với liệu pháp massage (hoặc sử dụng các ghế massage thiện đại), giữ cho tinh thần được thư thái.
Đồng thời, có những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, các bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.