Viêm khớp vảy nến là một dạng của bệnh viêm khớp, có ảnh hưởng đến những người có bệnh vảy nến. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị bệnh vảy nến trước, sau đó được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp vảy nến.
Nguyên nhân viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Các phản ứng miễn dịch gây ra chứng viêm khớp xương cũng như tăng cường sản xuất quá mức các tế bào da.
Nhiều người bị viêm khớp vảy nến khi trong gia đình có người bị vảy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Các yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh viêm khớp vảy nến xuất hiện bao gồm:
- Bệnh vảy nến: Người có bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp vảy nến.
- Tuổi tác: Căn bệnh này thường xảy ra với những người trong độ tuổi 30 - 50.
Một số trường hợp viêm khớp vảy nến tiến triển thành viêm khớp tiêu xương. Qua thời gian, nó phá hủy các xương nhỏ ở bàn tay, ngón tay, dẫn tới biến dạng hoàn toàn và tàn tật.
Triệu chứng và chẩn đoán viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến có xu hướng chung là tồi tệ hơn theo thời gian, nhưng cũng có thời kì bệnh được cải thiện với các triệu chứng được giảm nhẹ, xen kẽ với nó là các thời kì bệnh trở nặng. Bệnh viêm khớp vảy nến có thể xuất hiện tại các khớp ở 1 bên cơ thể hoặc cả hai. Bệnh có nhiều biểu hiện giống với thấp khớp.
Các triệu chứng điển hình của viêm khớp vảy nến gồm:
- Sưng ngón tay, ngón chân: Bệnh có thể gây đau, sưng ngón tay và ngón chân, phát triển dị vật ở chân và tay trước khi có những triệu chứng đáng kể.
- Đau: Người bệnh bị đau ở các điểm nơi gân và dây chằng bám vào, nhất là ở gót chân, trong bàn chân.
- Đau lưng dưới: Do bị viêm cột sống (biến chứng của viêm khớp vảy nến).
Để chấn đoán viêm khớp vảy nến các bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật sau:
- Chụp X-quang: Xác định các thay đổi trong khớp
- Cộng hưởng từ MRI: Chụp hình ảnh chi tiết các mô mềm và mô cứng trong cơ thể, kiểm tra các vấn đề về gân và dây chằng.
- Xét nghiệm: Yếu tố dạng thấm RF - một kháng thể bắt gặp trong máu người bị viêm khớp dạng thấp nhưng không có trong máu người bị viêm khớp vảy nến, giúp phân biệt 2 loại bệnh.
- Kiểm tra dịch: Chọc lấy mẫu dịch trong khớp bị viêm, tinh thể acid uric ở bên trong dịch khớp có thể chỉ ra bệnh gout, hơn là viêm khớp vảy nến.
Khi có những triệu chứng của viêm khớp vảy nến các bạn nên đấn khám bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nặng, hay hại tới hệ xương khớp.
Phòng ngừa và đều trị viêm khớp vảy nến
Hiện chưa có có phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến dứt điểm, việc điều trị tập trung vào kiếm soát các triệu chứng của bệnh và giảm các thiệt hại cho xương khớp. Nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn tới khả năng vô hiệu hóa các khớp.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong viêm khớp vẩy nến gồm: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thấp khớp, thuốc ức chế miễn dịch, chất ức chế TNF-alpha
Một số phương pháp để hạn chế bệnh gồm:
Duy trì trọng lượng phù hợp: Cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên hệ xương khớp. Nên hạ chế lượng calo và ăn nhiều hoa quả, ngủ cốc, các loại rau xanh.
Tập thể dục thường xuyên: Thể dục giúp các khớp xương trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn. Các môn thể thao phù hợp nhất là xe đạp, bơi lội và đi bộ. Chia nhỏ các bài tập, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.
Chườm lạnh - nóng: Lạnh có tác dụng làm tê, giảm đau, có thể dụng nhiều lần trong ngày hoặc 20 - 30 phút tại một thời điểm. Nhiệt nóng giúp cơ bắp được thư giãn, giảm căng thẳng và giảm đau.
Sử dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage.
Các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn về bài massage và loại ghế massage nên sử dụng.