Những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Khi một người có nhiều yếu tố nguy cơ thì người đó sẽ có khả năng cao mắc các bệnh tim mạch. Trong các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch, bên cạnh những yếu tố không thể thay đổi như yếu tố giới tính, tuổi, yếu tố di truyền… thì cũng có một số yếu tố nguy cơ mà chúng ta có thể kiểm soát và điều chỉnh được giúp cải thiện tình trạng bệnh lý về tim mạch.
Tăng huyết áp
Một người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp ở mức < 140/90mmHg. Nếu huyết áp > 140/90 mmHg sẽ là tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng sẽ có nguy cơ cao gây ra các bệnh về tim mạch.
Được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Nếu khi người bệnh phát hiện ra triệu chứng thì tăng huyết áp đã gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Làm tổn thương động mạch, tắc nghẽn mạch máu; Gây rối loạn nhịp tim, suy tim; Thiếu máu não; Gây suy thận; Làm giảm thị lực; Gây đột quỵ, thậm chí là đột tử...
Ngoài ra, khi người bệnh bị tăng huyết áp sẽ thường đi kèm một số yếu tố nguy cơ khác như: thừa cân, béo phì, bệnh đái tháo đường, lipid máu tăng…những yếu tố nguy cơ này sẽ khiến các biến chứng của bệnh tim mạch thêm nặng.
Cải thiện tình trạng tăng huyết áp
Cần phát hiện sớm để có phương pháp kết hợp điều trị bằng thuốc và điều chỉnh lối sống; Người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức phù hợp; Có chế độ ăn uống khoa học; Giảm muối trong các bữa ăn hàng ngày; Tăng cường vận động và luyện tập thể dục; Có như vậy sẽ kiểm soát tốt được huyết áp, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cholesterol máu tăng và rối loạn lipid máu
Có nhiều thành phần khác nhautạo nên cholesterol máu, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao HDL-Cholesterol và cholesterol trọng lượng phân tử thấp LDL-Cholesterol.
Khi cholesterol máu tăng nghĩa là đã xuất hiện tình trạng rối loạn cholesterol máu. Hàm lượng LDL-cholesterol máu tăng lên sẽ tích lũy lipid ở các mạch máu gây ra các mảng xơ vữa động mạch, đồng thời tỉ lệ cholesterol tốt là yếu tố bảo vệ sẽ bị giảm thấp xuống. Ngoài ra, triglycerid tăng sẽ gây rối loạn lipid máu làm gia tăng yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Những biến chứng nguy hiểm về bệnh lý tim mạch có thể xảy ra khi cholesterol máutăng và rối loạn lipid máu đó là:Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, làm tăng huyết áp, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não,...
- Điều chỉnh hàm lượng lipid máu giúp giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch: Cần làm các xét nghiệm lipid máu theo định kỳ, nhất là những người ở độ tuổi trên 40 tuổi; Xây dựng chế độ ăn uống khoa học; Chăm chỉ tập thể dục đều đặn, thường xuyên; Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu theo hướng dẫn của bác sĩ…
Hút thuốc lá, uống nhiều rượu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Người hút thuốc lá và người hít phải khói thuốc đều có nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ,... Do vậy, để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch hãy nói không với thuốc lá.
Uống quá nhiều rượu sẽ làm tổn thương gan. Ngoài ra, còn gây tổn thương tới hệ thần kinh, làm tăng huyết áp và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Hạn chế uống rượu sẽ tốt cho sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Bệnh đái tháo đường và kháng insulin
Đái tháo đường là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm. Người bệnh đái tháo đường có thể bị kèm các bệnh như: bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gây tổn thương các mạch máu ở thận, mắt,... Những người bị đường huyết tăng, kể cả trường hợp tăng nhẹ thì cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.
Trường hợp mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường có nồng độ insulin trong máu cao và dễ kháng insulin, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bị rối loạn lipid máu và có thể xảy ra xơ vữa động mạch,...
Điều chỉnh tình trạng đái tháo đường và kháng insulin bằng cách: Điều chỉnh bữa ăn hàng ngày hợp lý; Giữ cân nặng phù hợp; Chăm chỉ vận động, tập thể dục… Nếu mắc bệnh đái tháo đường hãy kết hợp điều trị bằng thuốc để kiểm soát tốt đường huyết, như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Lối sống ít vận động
Những người ngồi nhiều, ít vận động sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn người thường xuyên vận động. Khi cơ thể được vận động thường xuyên, đều đặn sẽ làm tăng khả năng dung nạp đường, tăng hàm lượng HDL-cholesterol, giúp hạ huyết áp… như vậy sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,...
Điều chỉnh lối sống: Mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30 phút để vận động và luyện tập. Duy trì đều đặn việc luyện tập sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho cơ thể nói chung và tim mạch nói riêng.
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, lời khuyên của các bác sĩ là cần có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng cá chất kích thích, giữ cho tinh thần được thoải mái. Ngoài ra, các bạn cũng nên sử dụng liệu pháp massage để chăm sóc cơ thể. Massage giúp thư giãn, tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường vận động cho các cơ, khớp. Để massage các bạn có thể tự thực hiện nhờ người thân, tới các trung tâm trị liệu, hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.