Bệnh mạch vành là một bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch. Đây là tên gọi chung cho một số bệnh do mạch máu vành tim ở trong tình trạng nghẽn bởi các mảng xơ vữa, khiến cho tim thiếu oxy.
Oxy cùng với lượng máu đến tim suy giảm gây ra các cơn đau thắt ở ngực, nhồi máu và tổn thương lâu dài ở tim. Bệnh mạch vành còn có các tên gọi khác như: Bệnh động mạch vành, bệnh tim do động mạch xơ vữa, thiếu máu cơ tim. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, mà còn ở cả người trẻ do chế độ ăn thiếu khoa học, ít vận động.
Triệu chứng bệnh mạch vành
Các cơn đau thắt ở phần ngực là dấu hiện nhận biết sớm và điển hình của bệnh mạch vành. Cơn đau có thể thoáng qua, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, nhưng cũng có khi bắt chẹt, thắt nghẹt và gây ra tình trạng đè ép ở trong lồng ngực.
Cơn cơn đau do hẹp mạch vành còn có thể xuất hiện ở sau xương ức, tim, giữa ngực hoặc lan lên tới vai, cánh tay trái, cổ. Thời gian xuất hiện thường ngắn, chỉ trong 10 - 30 giây. Những trường hợp cơn đau kéo dài trên 15 phút mà không suy giảm thì khả năng cảo là đã bị nhồi màu cơ tim.
Một số triệu chứng khá bao gồm:
- Cảm giác hồi hộp, bị hụt hơi.
- Thường bị chóng mặt, hoảng hốt.
- Thấy mệt ở ngực, xuất hiện cơn đau kèm theo cảm giác buồn nôn.
Nguyên nhân và biến chứng bệnh mạch vành
Nguyên nhân không thay đổi được
- Tuổi tác: Người cao tuổi dễ bị mắc bệnh hơn so với đối tượng trẻ tuổi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bi mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
- Tiền sử gai đình: Những người trong gia đình có người thân bị bệnh mạch vành thì nguy cơ bị mắc bệnh cũng cao hơn.
Nguyên nhân thay đổi được
Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành có thể phòng ngừa được bao gồm: Cao huyệt áp, sử dụng rượu bia, lượng mỡ trong máu cao, tiểu đường, béo phì, ít vận động.
Biến chứng của bệnh mạch vành
Người bệnh có thể tử vong ngay hoặc trong vài giờ nếu không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời. Bệnh không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn mang tới nhiều vấn đề khác về sức khỏe như:
- Suy tim: Xảy ra sau cơn nhồi máu cơ tim, tim bị thiếu máu trong thời gian dài, hoại tử cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim: Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
- Đau thắt ở ngực.
Điều trị bệnh động mạch vành
Điều trị bệnh mạch vành gồm có một số phương phap chủ yếu sau:
Điều trị nội khoa
Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc điều trị như: thuốc chống kết vón tiểu cầu, thuốc giúp hạ cholesterol trong máu. Bệnh nhân cần thuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc cũng như điều trị tốt các căn bệnh tiểu đường, huyết áp.
Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Các bác sĩ sử dụng 1 đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch được nối từ nguồn cung cấp máu cho cơ thể đến động mạch vành phía sau của đoạn động mạch vành bị hẹp. Động mạch được cấy ghép có thể được lấy ở cổ chân, cố tay, hoặc động mạch vú ở bên trong thành ngực.
Nong động mạch vành
Người bệnh được nong đoạn động mạch vành bị hẹp, đặt stent giúp máu lưu thông bình thường trở lại. Đây là phương pháp phổ biến giúp điều trị bệnh mạch vành.
Trước khi thực hiện nong mạch vành, nếu không phải trường hợp cấp cứu thì người bệnh sẽ được thăm khám, kiểm tra kỹ càng, thực hiện các phương pháp cận lâm sàng để có được sự đánh giá chính xác.
Nếu chưa đưa ra được những chẩn đoán rõ ràng, các triệu chứng tim bị thiếu máu cục bộ chưa rõ nét, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp kiểm tra về sự đáp ứng của cơ tim, sau đó sẽ đưa ra chỉ định.
Khi đã chỉ định ngày làm thủ thuật, người bệnh cần chuẩn bị sẵn sàng, nhịn ăn và vệ sinh thân thể sạch sẽ, sau đó được đưa lên phòng mổ thực hiện gây tê tại chỗ để tiến hành thủ thuật.
Vị trí cổ tay hoặc đùi sẽ được xác định để gây tê, thời gian thực hiện sẽ tùy vào vị trí, mức độ tắc nghẽn mạch vành cũng như số lượng stent cần dùng.
Màn chiếu X-quang sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật nong mạch vành.
Thủ thuật kết thúc, người bệnh sẽ được băng ép tại chỗ chọc dò và nhanh chóng chuyển về phòng nghỉ ngơi.
Sau khi thực hiện nong mạch vành, người bệnh có thể ăn trở lại và uống thật nhiều nước để nhanh thải hết thuốc cản quang ra ngoài.
Băng ép sẽ được sử dụng ít nhất 24 giờ. Nếu vị trí băng ép tại nếp bẹn, người bệnh phải hạn chế cử động chân bên can thiệp vàkhông ra khỏi giường.
Sau khi thực hiện thủ thuật vài ngày, người bệnh có thể tập khả năng vận động theo hướng dẫn của bác sĩ, mức độ vận động tăng dần và lưu ý thời gian tái khám.
Theo dõi người bệnh sau nong mạch vành
Sau khi thực hiện thủ thuật nong động mạch vành, người bệnh có thể quay lại các sinh hoạt thường ngày.
Tuy nhiên, trong mỗi lần tái khám sau đó, bác sĩ vẫn cần theo dõi liệu các triệu chứng ở người bệnh như:
- Còn tái diễn tình trạng thiếu máu cơ tim không.
- Tình trạng phục hồi khả năng gắng sức.
- Theo dõi các dấu hiệu của loạn nhịp tim.
- Các biến chứng của thủ thuật nong mạch vành.
- Người bệnh có thể sẽ được chụp mạch vành lại để kiểm tra sự thông nối của stent, tầm soát khả năng bị tái hẹp trong stent cũng như các biến chứng khác.
Để phòng ngừa bệnh mạch vành cũng như các bệnh tim mạch các bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động, kết hợp sử dụng massage trị liệu.
Trên các ghế massage cao cấp hiện nay được trang bị chế độ không trọng lực giúp cơ thể thư giãn, máu xuống chân và lên não tốt hơn, giảm áp lực cho tim.
Hệ thống con lăn, túi khí, nhiệt hồng ngoại trên ghế massage cũng có tác dụng làm giãn mạch và tăng cường tuần hoàn máu.
Việc trang bị ghế massage toàn thân sẽ giúp các bạn chủ động trong việc chăm sóc khỏe mỗi ngày!