Viêm khớp dạng thấp – một dạng bệnh lý tự miễn khi cơ thể tự sản sinh ra chất gây đau. Bệnh viêm khớp dạng thấp có diễn biến mãn tính và rất phức tạp, thường xuất hiện triệu chứng đau trong khớp, ngoài khớp, cũng có khi đau toàn thân.
Tại sao lại gọi là viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp hệ thống và toàn thân do rối loạn hệ miễn dịch được gọi là bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm với sức khỏe vì nếu bệnh tình tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều đau đớn thậm chí là tàn phế. Viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở các khớp trong cơ thể, độ tuổi dễ mắc nhất từ 30 – 60 tuổi và nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam.
Viêm khớp dạng thấp thường có diễn biến rất phức tạp, vì vậy khi có biểu hiện mắc bệnh cần được khám chữa và điều trị kịp thời tránh những đau đớn và hậu quả nặng nề do bệnh gây ra.
Những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp được phát hiện bởi nhiều yếu tố, có thể do:
- Tác nhân khởi phát: Theo nghiên cứu và phát hiện chưa chính thức cho rằng có thể chính virus là tác nhân chính gây nên viêm khớp dạng thấp.
- Do cơ địa: Độ tuổi và giới tính có liên quan mật thiết đến bện viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, người ở độ tuổi trên 30 và là nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Tính di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị viêm khớp dạng thấp thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
- Gặp yếu tố thuận lợi: Khi cơ thể bạn suy yếu như sau chấn thương, sau sinh con… cũng là nguyên nhân mắc viêm khớp dạng thấp.
Dấu hiệu nhận biết và diễn biến của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh rất khó phát hiện do những triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Để phòng ngừa và phát hiện để điều trị kịp thời, bạn hãy đi khám bác sĩ khi có các triệu trứng sau:
Ở thời kỳ khởi phát
Phần lớn bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng có dấu hiệu viêm cấp. nghĩa là ở các khớp bàn tay như cổ tay, ngón tay bị viêm đau, sau đó sẽ dịch chuyển xuống khớp gối. Triệu trứng ở thời kỳ này có thể kéo dài từ vài tuần tới vài tháng .
Thời kỳ toàn phát
- Các vị trí viêm đầu tiên sẽ là các khớp ở tứ chi: Bàn tay, ngón tay, cổ tay rồi tới khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân. Cuối cùng sẽ xuất hiện ở các khớp khuỷu, khớp vai, khớp hánh rồi đốt sống cổ…các vị trí này sẽ có hiện tượng sưng, đau.
- Xuất hiện đối xứng: Tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp thường đối xứng, ví dụ như bị đau cả hai khớp gối hoặc đau ở hai ngón tay tương ứng trên hai bàn tay…
Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy vào mỗi buổi sáng, các khớp bị cứng, khi ngủ dậy bạn không thể xoay mình hay cử động ngay đượcmà phải nhẹ nhàng xoa bóp nơi bị đau khoảng chừng 15’ mới có thể bước xuống giường được.
Những cơn đau ở khớp nhỏ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Các khớp ở tay, chân có thể còn bị sưng, nóng đỏ. Nếu để bệnh nặng, các ngón tay có thể bị sưng to, biến dạng.
Viêm khớp toàn thân và ngoài khớp
Bệnh viêm khớp dạng thấp toàn thân và ngoài khớp có biểu hiện rất đa dạng. Song có một số triệu chứng thường gặp nhất:
- Người bệnh đau đớn dẫn đến cơ thể gầy yếu, sút cân, chán ăn, mất ngủ dẫn đến mệt mỏi và nhợt nhạt…
- Có các hạt nổi trên da ở gần khớp khuỷu tay, gần vùng khớp gốivà ở quanh khớp cổ tay. Những hạt này có đường kính khoảng từ 5 - 15 mm, sờ vào thấy cứng và không dịch chuyển.
- Bao khớp viêm sưng phình to.
- Lòng bàn ty và gan bàn chân xuất hiện ban đỏ do mao mạch bị viêm.
- Xuất hiện dấu hiệu teo cơ ở vùng quanh khớp tổn thương.
- Gân và bao hoạt dịch quanh khớp xuất hiện dấu hiệu bị viêm
- Có cảm giác khớp lỏng lẻ do dây chằng khớp bị viêm dẫn đế bị co hoặc giãn.
- Ngoài ra, còn có một số biểu hiện hiếm gặp như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, hoặc bị rối loạn thần kinh thực vật…
Viêm khớp dạng thấp có biến chứng không?
Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp khó khăn vì bệnh này có diễn biến khá nhanh vì vậy cần được điều trị sớm và theo dõi kỹ lưỡng. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm bệnh này dễ biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng cho các khớp xương và ảnh hưởng lớn tới các cơ quan trong cơ thể.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp dẫn đến hiện tượng cứng khớp làm giảm sức đề kháng của cơ thể, cơ đau kéo dài, người bệnh dễmất khả năng lao động.
- Nguy cơ bị tàn phế: Nếu không điều trị kịp thời, để lâu ngày bệnh viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới teo cơ, làm khớp bị biến dạng, bị dính khớp thậm chí gây ra tàn phế.
- Người bị viêm khớp dạng thấp dễ bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xảy ra biến chứng tim mạch khó lường.
- Viêm khớp dạng thấp cũng ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ nó gây khó khăn cho việc thụ thai.
Cách phòng tránh viêm khớp dạng thấp
Tích cực luyện tập thể dục, thể thao, vận động hợp lý để nâng cao sức khỏe. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều chất xơ và rau đồng thời giảm lượng tinh bột và đường. Lưu ý điều trị các bệnh ly như mỡ máu, béo phì, huyết áp cao…đó là những biện pháp giúp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Ngoài ra việc massage cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.
Trên các ghế massage hiện đại được trang bị hệ thống con lăn, túi khí, rung massage giúp tăng cường tính linh hoạt cho các khớp, tăng cường tiết hoạt dịch để bôi trơn. Nhiệt hồng ngoại kết hợp với xoa bóp giúp các chấn thương liên quan đến xương mau lành hơn.
Liệu pháp massage dù thực hiện bằng tay hay sử dụng ghế massage toàn thân đều giúp tăng tuần hoàn máu, tăng trao đổi chất trong cơ thể, đảm bảo các cơ quan được cung cấp đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động ổn định.
Khi cơ thể có các dấu hiệu sưng đau các khớp hãy đến ngay các cơ sở ý tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và được các chuyên gia lên phác đồ điều trị bệnh kịp thời.