Phương pháp chụp X quang đóng vai trò quan trọng, giúp chẩn đoán chính xác và phân biệt rõ các bệnh lý khác nhau của khớp gối.
Vai trò của chụp X-quang trong chẩn đoán các bệnh lý về khớp gối
Dựa vào hình ảnh trên phim chụp X-quang, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định chính xác tình trạng xương khớp gối. Cũng tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà có thể lựa góc chụp X-quang khác nhau, có thể chụp thẳng, chụp nghiêng hoặc chụp chếch… để dễ quan sát nhất tổn thương, nhận biết các vấn đề về khớp gối như:
- Hẹp khe khớp: Có sự không đồng đều ở các khe và bờ khớp.
- Đặc xương dưới sụn: chụp X-quang giúp nhìn thấy có một số hốc nhỏ sáng hơn ở phần xương đặc, nơi phần đầu của xương tiếp xúc với sụn khớp.
- Mọc gai xương: Hiện tượng phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch mọc gai xương. Qua hình ảnh trên phim chụp X-quang sẽ nhìn thấy gai xương thô và đặc, một số mảnh còn rơi ra nằm ở các phần mềm quanh khớp hoặc nằm trong ổ khớp.
- Tiêu xương: Dựa vào mật độ cản quang có thể đồng nhất hoặc có vách ngăn trong vùng tiêu xương. Có thể thấy hình ảnh vôi hóa hoặc mảnh xương chết sẽ tạo nên nốt cản quang đậm…
- Loãng xương: Các vân xương và bè xương được nhìn rõ trên hình ảnh phim chụp do mật độ canxi trong xương bị giảm.
Từ những hình ảnh và sự chẩn đoán nêu trên, có thể thấy X-quang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến khớp gối, đồng thời giúp xác định được mức độ bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
X-quang giúp xác định rõ từng mức độ của thoái hóa khớp, từ đó các bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp cho từng giai đoạn của bệnh nhân.
Các giai đoạn như:
* Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai
* Giai đoạn 2: Nhìn thấy rõ mọc gai xương
* Giai đoạn 3: Khe khớp bị hẹp ở mức vừa
* Giai đoạn 4: Khe khớp hẹp nhiều đồng thời xuất hiện xơ xương dưới sụn
Các bước chuẩn bị khi chụp X-quang khớp gối
Hãy trao đổi cùng bác sĩ để biết được những tác dụng không mong muốn, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi chụp X-quang.
Nói rõ với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe khác mà bạn đang gặp phải, bạn đang sử dụng các loại thuốc nào…, để bác sĩ đưa ra những chỉ định chính xác là cần thay thế hoặc ngừng sử dụng trước khi chụp X-quang vì nó có thể gây cản quang.
Hãy gỡ bỏ các vật dụng nhiễm điện từ như nhẫn, đồng hồ…ra khỏi cơ thể trước khi vào chụp X-quang.
Những ai cần chụp X-quang khớp gối?
* Người lớn tuổi: Bởi tuổi càng cao thì xương càng bị giảm khả năng sản xuất và sự chắc khỏe.
* Những người lao động chân tay: những người thường xuyên làm các công việc lao động nặng nhọc như vận chuyển hàng hóa, khuân vác,... nếu làm trong thời gian dài có thể dễ ảnh hưởng tới các chức năng của xương khớp.
*Người béo phì: Vấn đề cân nặng khiến xương khớp phải chịu trọng tải lớn, thời gian lâu dần sẽdẫn đến các bệnh xương khớp.
* Do cơ địa: Đa số những người hấp thu vitamin D, hấp thu dinh dưỡng kém, người dễ mắc các bệnh nhiễm trùng...cũng sẽ dễ mắc bệnh lý về khớp gối.
*Người đã có tiền sử về bệnh lý khớp gối: Những người đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến khớp gối thì tốt nhất hãy đi khám định kỳ, chụp X-quang để sớm phát hiện các bệnh về xương khớp.
Dấu hiệu nhận biết về bệnh lý khớp gối
- Vùng khớp đau âm ỉ, khi vận động cơn đau sẽ tăng, chỉ khi nghỉ ngơi hoặc về đêm thì cơn đau mới có dấu hiệu giảm. Các cơn đau xuất hiện theo từng đợt và có độ dài ngắn khác nhau.
- Người bệnh bị hạn chế vận động: Các hoạt động hàng ngày như đi, đứng, bước lên xuống cầu thang gặp khó khăn.
- Có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp
- Khi ít vận động dẫn đến teo cơ
- Khớp bị tràn dịch p do phản ứng màng hoạt dịch bị viêm thứ phát
Một số bệnh lý về xương khớp điển hình được phát hiện khi chụp X-quang
* Gãy xương
Có thể xác định được vị trí và hình thái ổ gãy qua hình ảnh X-quang. Về vị trí, bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm của giải phẫu để xác định. Thông thường vị trí nằm ở 1⁄3 phía trên, vị trí giữa hoặc dưới của đoạn xương là dễ gãy nhất. Xác định hình thái của xương bị gãy như gãy ngang, gãy chéo, gãy phạm khớp, gãy lún…
* Nhiễm khuẩn xương
Mức độ nhiễm khuẩn xương cũng có thể được xác định qua hình ảnh X-quang. Nếu mới ở giai đoạn đầu, ở vùng hành xươngsẽ có hình ảnh loãng xương. Nếu trường hợp vi khuẩn đã lan rộng, trên hình ảnh sẽ xuất hiện các giải mờ, dải này sẽ tương ứng phần xương bị viêm chạy dọc theo hai bên thân của xương.
Hình ảnh bờ xương phì đại, méo mó, hoặc ống tủy bị thu hẹp… có nghĩa bệnh đã ở giai đoạn tiến triển.
Nếu đã sang giai đoạn mãn tính, trên hình ảnh sẽ thấy toàn bộ xương mờ đặc, che lấp ống tủy thậm chí thấy các ổ khuyết xương bị hoại tử do phẫu thuật gây nên.
* Thoái hóa khớp
Xuất hiện trên hình ảnh vùng đầu xương bị gai, dày đậm xương dưới sụn, khe khớp bị hẹp và có thể nhìn thấy ở đầu xương xuất hiện một số khuyết xương nhỏ.
* Bệnh Gout
Hẹp khe khớp là hình ảnh nhìn thấy rõ nhất của biểu hiện bệnh gout, đầu xương bị gai,ở cạnh đầu xương có các ổ khuyết hình tròn hoặc bầu dục.
* Vết thương hở dẫn đến viêm tủy xương
Qua hình ảnh có thể xác định chậm liền xương, vết nham nhở ở bờ gãy, hai đầu ổ gãy có phản ứng cốt mạc.
* Bệnh lao xương khớp
Trên hình ảnh phim chụp X-quang thấy khoảng hẹp và mờ khe khớp, các đầu xương cạnh khớp có hiện tượng bị loãng xương. Trường hợp nặng, khe khớp sẽ hẹp dần và không còn nhìn thấy rõ giới hạn. Trường hợp di chứng, sẽ nhìn thấy các khớp dính nhau.
Các bệnh xương khớp sau khi được xác định chính xác, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Một số bệnh nhân được sử dụng thuốc, một số khác sử dụng massage trị liệu hoặc ghế massage để giảm đau, một số khác được chỉ định phẫu thuật, nội soi.
Khi có những dấu hiệu của bệnh, các bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh để lâu, bệnh trở nặng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày.